Trên thế giới, người ta chỉ coi ĐTQG là đại diện cho trình độ một nền bóng đá, vì ĐTQG là đội bóng tập hợp tất cả những cầu thủ giỏi nhất của nước đó.

Vì sao U23 lại lớn hơn ĐTQG ?

Trên thế giới, người ta chỉ coi ĐTQG là đại diện cho trình độ một nền bóng đá, vì ĐTQG là đội bóng tập hợp tất cả những cầu thủ giỏi nhất của nước đó.

Ví dụ chúng ta xem các giải lớn (như World Cup, EURO…) chắc chắn không bao giờ nghe thấy U 23 Đức, U23 Pháp, U23 Argentina, U23 Bồ Đào Nha…Các đội U chỉ là thử nghiệm, các giải U vẫn diễn ra, nhưng rất ít được quan tâm.

U23 Việt Nam được coi trọng hơn ĐTQG ?
U23 Việt Nam được coi trọng hơn ĐTQG ?

Nhưng riêng ở Việt Nam, bởi bóng đá nam SEA Games từ năm 2001 quy định độ tuổi tham dự là U23, mà SEA Games xưa nay thường được VFF xem là giải đấu quan trọng nhất của BĐVN, nên đội uU3 được đầu tư rất nhiều để chạy theo thành tích.

Cụm từ “U23 Việt Nam” xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông với tần suất dày đặc suốt 2 thập kỷ qua, đến mức mà rất nhiều người Việt Nam nghĩ rằng “U23 Việt Nam tức là đội tuyển Việt Nam”.

Rất nhiều người Việt Nam không phân biệt được u23 với ĐTQG, không biết rằng 2 đội này khác nhau như thế nào, họ nghĩ rằng hai đội này là một.

Để ngụy biện cho việc chạy theo thành tích trước mắt, chúng ta thường nói: “đầu tư cho U23 là đầu tư cho cầu thủ trẻ, hướng tới tương lai”, nhưng tại sao lại nói đây là 1 sự ngụy biện.

Thế giới khi gọi cầu thủ lên ĐTQG thì họ dựa trên CLB chứ không ai dựa vào U23, ví dụ:Tập trung đội tuyển Anh, HLV Southgate sẽ chọn những cầu thủ nào đá tốt ở CLB như Mu, Man City, Chelsea…hay những CLB khác, không quan tâm cầu thủ đá ở đội U23 Anh như thế nào.

Lịch sử chứng minh thành tích ở U23 chẳng có nghĩa lý gì trong việc dự báo tương lai, ví dụ Iraq vô địch U23 châu Á, dự Olympic…nhưng lên ĐTQG, Iraq vẫn không thể cạnh tranh với Nhật Hàn Iran…để có vé dự World Cup, hoặc Honduras vào bán kết Olympic 2016, nhưng không thể vượt qua vòng loại World Cup 2022…

Việc thổi phồng u23 thậm chí còn có tác dụng ngược: một số cầu thủ chỉ cần thành công ở cấp U23 là có tất cả: sự nổi tiếng, tiền tài, danh vọng…nên họ không còn ý chí phấn đấu nữa, vì vậy họ không phát triển, Trên thế giới, chỉ có “tuyển thủ quốc gia” mới có giá mà thôi, còn “tuyển thủ U23” hay “tuyển thủ u20” chỉ là những cầu thủ hạng hai, người ta không quan tâm.

Quan điểm này liệu có sai ?
Quan điểm này liệu có sai ?

Kể cả những cầu thủ trẻ đẳng cấp mà đủ tuổi đá đội trẻ, thì người ta cũng đưa thẳng lên ĐTQG chứ không đá cấp trẻ nữa.Ví dụ Mbappe: chưa bao giờ đá 1 trận nào cho U23 Pháp (U21 Pháp).

VFF đã bỏ bê ĐTQG như thế nào ? Sau khi HLV Troussier tiếp quản thì ông ấy lập tức được giao nhiệm vụ ở đội u23. Trong quãng thời gian FIFA Days cuối tháng 3, hơn 90% ĐTQG đá giao hữu, nhưng trong đó không có ĐTVN, vì ông Troussier bận dẫn dắt u23.

Các nước trên thế giới, đội U23 có thể đá cùng thời điểm với ĐTQG không ảnh hưởng, vì họ coi 2 đội này tách biệt. Còn Việt Nam, nếu U23 mà đá thì ĐTQG phải gạt sang 1 bên. Đúng là bóng đá Việt Nam luôn một mình một kiểu.

Để theo dõi hành trình của U23 Việt Nam tại Sea Games 32 sắp tới, xin vui lòng truy cập Kèo Chuẩn TV.

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.