Khả năng làm hình ảnh khá tốt của cầu thủ Việt
Với những thành tích nhất định trên sân cỏ, cộng với sự phổ biến ngày càng đi lên của truyền thông, internet và mạng xã hội, thì mình nghĩ Việt Nam đang sở hữu một thế hệ cầu thủ có lẽ là thành công nhất từ trước tới nay về mặt hình ảnh.
Sở hữu những “gương mặt thương hiệu” với hàng loạt các bản hợp đồng quảng cáo cá nhân trong nhiều năm trở lại đây như Quang Hải, Công Phượng, Tiến Linh, Hoàng Đức, Tiến Dũng, Văn Hậu, Văn Lâm… nhưng cảm giác V-League lại chưa có nhiều động thái đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh của giải đấu. V-League vài năm trở lại đây đã cho thấy sự tiến bộ về mảng truyền thông (trailer đỉnh), tuy nhiên cũng chỉ chủ yếu là những video highlights, các bản tin ngắn… Nhiều CLB chưa chú trọng phát triển các trang chủ chính thức trên mạng xã hội.
Vẫn còn quá ít content, phỏng vấn, giao lưu, Q&A với cầu thủ, NHM, vv… Giải đấu và các CLB hoàn toàn có thể cài nhiều điều khoản bắt buộc làm truyền thông, quảng cáo, thương mại khi ký kết hợp đồng với cầu thủ.
Đầu năm có vụ HAGL ký hợp đồng tài trợ với Carabao có gây nhiều tranh cãi, vì nhà tài trợ chính thức của giải đấu cũng là 1 hãng nước tăng lực, Night Wolf. Nhưng thật sự thì dù HAGL có ký với Carabao hay không thì cũng chả ảnh hưởng gì. Không phải vì Carabao (hay nhà tài trợ trước đây của HAGL, Red Bull) có thương hiệu mạnh hơn hẳn so với Night Wolf. Mà là vì Night Wolf gần như chả sử dụng một chút hình ảnh gì của V-League (hầu như toàn dùng Sơn Tùng MTP) trong những quảng cáo chính thức của hãng.
2 bên có thể thống nhất để Night Wolf có quyền sử dụng hình ảnh các cầu thủ để quảng bá cho sản phẩm (VD: như hình dưới), qua đó giúp cho hình ảnh của giải được biết đến rộng rãi hơn. Poca từng có series thẻ bóng đá Ngoại Hạng Anh bán kèm bim bim khá thành công. Rất nhiều nhà tài trợ ở Việt Nam, từ giải đấu đến CLB, chỉ xuất hiện trên tên chính thức, logo, áo đấu, băng rôn quảng cáo, vv… BTC, lãnh đạo các đội bóng và những nhà tài trợ này không tận dụng được nguồn thu về mặt hình ảnh, kết quả là không có mối quan hệ lâu dài. Các đội bóng đổi tên & logo xoành xoạch theo nhà tài trợ.
Ở Việt Nam, việc quảng bá hình ảnh có điểm yếu là nhiều CLB chủ yếu sống dựa 1 nhà tài trợ chính, thường là các tập đoàn (xây dựng, bất động sản, công nghiệp, vv…) chứ không nhiều sản phẩm hay dịch vụ có thể quảng bá được rộng rãi đến công chúng. Khá phổ biến là các doanh nghiệp tài trợ các đội bóng để được lãnh đạo tỉnh duyệt dự án, sau đó rút lui khiến các CLB gặp nhiều khó khăn như nợ lương, phải bán trụ cột, giải thể, vv… Mình không hiểu rõ mấy cái điều khoản này trong thực tế lắm, nhưng khi Bình Định mang về các tuyển thủ quốc gia như Văn Lâm, Đình Trọng, thì giả sử Topenland có thể sử dụng họ để quảng bá cho app bất động sản của công ty, hay đại khái vậy. Nếu các CLB làm hình ảnh, thương hiệu tốt; cho thấy được các lợi ích khi hợp tác thì các nhà tài trợ sẽ tự ngỏ lời, chứ không phải đi câu kéo, kiếm tài trợ như bây giờ.
Click để đặt cược soi kèo phạt góc hôm nay với tỷ lệ ăn các trận bóng cao.