Ngay từ trước khi môn bóng đá nam Sea Games 32 khởi tranh, bóng đá Việt Nam đã mắc phải 1 sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến thành tích đáng buồn của đội U22 Việt Nam ở kỳ đại hội năm nay.

Sai lầm lớn nhất là dừng V-League và bỏ qua FIFA-Days

Nhìn thẳng vào sự thật thì: bóng đá Việt Nam loanh quanh vẫn SEA Games và AFF Cup thôi. Việc HLV Troussier tập trung cho U22 Việt Nam, bỏ qua FIFA Days là quá phí phạm. Cần 1 HLV dẫn dắt đội trẻ để thầy Troussier cầm ĐTQG.

SEA Games này, có HCV hay không, không còn quan trọng nữa vì thầy Park đã giải cơn khát HCV rồi. Lẽ ra không nên dừng V-League và chỉ cần cho 1 bộ phận các cầu thủ trẻ đá SEA Games là được.

Bài học để đời của HLV Troussier với bóng đá Việt Nam
Bài học để đời của HLV Troussier với bóng đá Việt Nam

Cần phải hiểu rằng đào tạo trẻ là cả 1 quá trình dài, 1 hay 2 giải đấu không thể đánh giá ngay các cầu thủ. Hãy nhìn sang Thái Lan, “thần đồng” Suphanat có tấm HCV SEA Games hay chức vô địch AFF Cup nào đâu. Cái mà Suphanat có là được CLB quan tâm, đầu tư phát triển, cho ra nước ngoài tập huấn, gần đây nhất là sang OH Leuven (Bỉ) để có giấy phép lao động đá cho Leicester.

Một cầu thủ của Thái Lan khác, Suphachai Jaided mới đây đã trở thành vua phá lưới Thai League mùa này. Supachai chẳng có HCV SEA GAmes nào cả, thậm chí từng thua trước U23 Việt Nam hồi 2019. Nhưng cầu thủ này được CLB tạo cơ hội phát triển để có bước tiến như hiện tại.

Nói ra không phải khen Thái mà để thấy rằng, cái mà các cầu thủ trẻ cần là được tạo cơ hội để phát triển ở CLB.

Bên cạnh đó, việc ĐT Việt Nam không được đá đợt FIFA Days là một thiệt thòi. Hồi đá ở vòng loại W.C, các cầu thủ lộ ra điểm yếu là thiếu kinh nghiệm thi đấu quốc tế, ra sân chơi châu lục là mắc nhiều sai lầm. Điều này chỉ có thể tránh được nếu họ xuất ngoại, chơi ở các môi trường bóng đá hàng đầu quốc tế, hoặc đá giao hữu nhiều với các ĐT có thứ hạng cao hơn mình để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ.

SEA Games hay AFF Cup không thể giúp bóng đá Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các đội top đầu châu lục. Điều đáng buồn là chúng ta vẫn cứ trong cái vòng luẩn quẩn này

Chắc nhiều người không để ý, Sea Games  2015 có nhiều điểm chung với Sea Games hiện tại. Cả 2 kỳ Sea games , U22 Việt Nam đều không được đánh giá cao và đều rơi vào bảng có cả Thái Lan, Malaysia, Lào. Khác biệt là năm nay Singapore thay thế cho Đông Timor và không có Brunei.

U22 Việt Nam khi đó đã thắng chật vật trước Lào, thắng Malaysia nhưng không thắng được Thái nên chỉ xếp ngôi nhì bảng và phải gặp đội nhất bảng A ở bán kết. Ở bảng A thì chủ nhà cả 2 kỳ Seagames trên đều bị loại, Indonesia và Myanmar đi tiếp (khác ở chỗ Indonesia và Myanmar đổi vị trí cho nhau).

Có nét tương đồng của đội U22 Việt Nam ở Sea Games 32 so với lứa Công Phượng dự Sea Games 2017
Có nét tương đồng của đội U22 Việt Nam ở Sea Games 32 so với lứa Công Phượng dự Sea Games 2017

Ở bán kết chúng ta đều để thua sớm và đều gỡ hòa ở phút 74. Nhưng việc không thể kết liễu đối thủ nhanh chóng nên chúng ta đã để thua bởi pha làm bàn xuất thần từ đối thủ. Điều đặc biệt cả 2 trận bán kết này đều đá sớm.

Cả 2 kỳ Seagames , chúng ta cũng thiếu 1 trung phong nên bắt buộc phải đem tiền vệ công lên đá tiền đạo ( 2015 là Mạc Hồng Quân và 2023 là Khuất Văn Khang). Ngoài ra 2 tài năng gây sốt ở U20 khi đó là Công Phượng (2015) và Quốc Việt (2023) đều lần đầu lên tuyển và ít nhiều cũng để lại dấu ấn.

Để theo dõi hành trình của HLV Troussier và đội tuyển U23 Việt Nam trong năm 2023, hãy thường xuyên truy cập: Kèo Chuẩn TV

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.