Phải gọicầu thủ nhập tịch như thế nào cho đúng ?
Về mặt giấy tờ, nhập tịch chính là nhập thêm quốc tịch khi họ chưa có quốc tịch đó. Người Việt hay nhiều nước châu Á khác quan trọng chuyện gốc gác chứ các nước như Mỹ, Canada, Úc, hay các nước châu Mỹ khác người dân chủ yếu là di cư tới chứ không có gốc gác bản địa. Nhập tịch hay không là liên quan đến chuyện giấy tờ chứ không liên quan gì đến gốc gác máu mủ. Giống như trong bóng rổ, các giải đấu thuộc Fiba thì mỗi đội chỉ được có nhiều nhất 1 vận động viên nhập tịch trong đội hình (theo quy định của Fiba thì vđv được tính là nhập tịch khi vđv đó chỉ có quốc tịch sau khi đã đủ 16 tuổi). Tuyển bóng rổ Việt Nam ở Sea games được sử dụng rất nhiều cầu thủ Việt kiều nhưng danh sách tập trung hiện tại (đánh giải thuộc Fiba) chỉ được dùng duy nhất 1 vđv Việt kiều có quốc tịch Việt Nam sau 16 tuổi. Mà mình thấy nhập tịch hay không cũng chả quan trọng khi một cầu thủ có máu mủ Việt Nam, hướng về Việt Nam và muốn thi đấu cho Việt Nam.
Những cầu thủ có dòng máu của nước đó (có bố hoặc mẹ hoặc ông bà là người nước đó, tức là cầu thủ lai) thì gọi là cầu thủ “kiều”, Ví dụ Đặng Văn Lâm, Filip Nguyễn, Adriano Smitch..
Về trường hợp của Đặng Văn lâm:
Thứ nhất, Văn Lâm sinh ra ở Nga, đầu tiên là có quốc tịch Nga, chưa hề có quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai, cho đến năm 18 tuổi, Văn Lâm bắt đầu xin quốc tịch Việt Nam để đá cho đội U19 Việt Nam.
Vì có bố người Việt, có địa chỉ cư trú ở Việt Nam nên thủ tục xin nhập quốc tịch hết sức đơn giản. Như vậy dưới góc độ pháp lý thì đây là thủ tục “nhập tịch”. Cho nên nói Văn Lâm là cầu thủ nhập tịch chẳng có gi sai về mặt pháp lý cả.
Tuy nhiên ở bóng đá Việt Nam lại có những cách định nghĩa khác. Định nghĩa của VPF thì nhập tịch dc hiểu là “cầu thủ nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam, xin nhập tịch Việt Nam”. Xét định nghĩa này thì Văn Lâm là cầu thủ nhập tịch.
Tuy nhiên VPF lại đẻ ra một khái niệm khác là “Việt kiều”. Có nghĩa là cũng là “cầu thủ nước ngoài, chưa có quốc tịch Việt Nam”, tuy nhiên có dòng máu Việt Nam, hay nói dân dã là “con lai”. Nên là có một cơ chế khác, và Văn Lâm là trường hợp đặc biệt này.
Tóm lại. Nói Văn Lâm là cầu thủ nhập tịch theo định nghĩa của pháp luật là không sai. Nhưng theo định nghĩa của VPF thì chưa đầy đủ, chưa chính xác.
Những cầu thủ nước ngoài không mang dòng máu của quốc gia đó, nhưng chơi bóng ở giải trong nước theo dạng ngoại binh, được một thời gian rồi được cấp quốc tịch thì gọi là cầu thủ nhập tịch. Ví dụ: Hoàng Vũ Samson, Đỗ Merlo, Đinh Hoàng Max..
Thái Lan không có cầu thủ nào là nhập tịch mà chỉ có Thái Kiều. Philippines cũng tương tự Thái Lan.Còn Indonesia và Malaysia thì có cả 2 dạng này, chẳng hạn Corbin-Ong, Matthew Davies, Bredan Gan…là những cầu thủ “Mã kiều”. Guilherme, Sumareh là nhập tịch (ngoại binh đá giải Mã lai).
Tóm lại dùng ai cũng được, quan trọng là tính cống hiến cho đội tuyển thế nào (với tất cả các nền bóng đá). Còn ở châu Á, việc sử dụng quá nhiều cầu thủ không là hàng local 100% hoặc không được đào tạo bởi nền bóng đá của mình chỉ chứng tỏ họ hoặc là đang khó khăn với công tác đào tạo trẻ, hoặc là không tự tin với các tài năng bản địa của mình. Cái này về lâu dài là không tốt cho nền bóng đá hoặc đội tuyển quốc gia đó.
Soi kèo bóng các trận đấu của U22 Việt Nam trong năm 2023 để có cơ hội ăn thưởng tại Keochuan TV.