Thành công của Manchester United xuyên suốt lịch sử luôn có dấu ấn của những đội trưởng vĩ đại. Từ Charlie Roberts của hơn 100 năm trước cho tới Johnny Carey, Roger Byrne, Noel Cantwell kể từ sau 1945, hay gần gũi hơn chúng ta có thể nhắc tới những Denis Law, Bobby Charlton, Martin Buchan, Bryan Robson, Roy Keane, Gary Neville, Nemanja Vidic và dĩ nhiên là Wayne Rooney.
Tính từ khi Buchan làm đội trưởng của United vào năm 1975 đến khi Rooney rời Old Trafford năm 2017, trung bình cần khoảng 5.25 năm để một cầu thủ làm đầu tàu phòng thay đồ Quỷ đỏ.
Thế mà Sau 6 năm kể từ khi Rooney rời đi, United có tới 5 người đội trưởng khác nhau, chưa kể tới 2 cầu thủ mà theo lời Ole Gunnar Solskjaer họ đã từ chối nhận chức đội trưởng dưới thời ông nữa. Cầu thủ duy nhất sẵn sàng nhận trọng trách này chỉ có Harry Maguire – người mỉa mai thay không biết bao nhiêu lần trong gần 4 năm anh làm đội trưởng đã phải nhận hàng loạt chỉ trích rằng “anh không phù hợp”.
Maguire sau đó đã mất tấm băng đội trưởng vào tay Bruno Fernandes ở đầu mùa giải 2023-2024, một điều hiển nhiên khi mùa giải trước đó anh không có nhiều trận được ra sân dưới thời Erik ten Hag. Chiến lược gia người Hà Lan chọn Bruno bởi ông nhìn thấy ở tiền vệ người BĐN phẩm chất trách nhiệm trong mỗi lần đeo băng đội trưởng trên sân, dù chiếc băng ấy được ví như sức nặng ngàn cân đã đè lên tâm lý của Maguire trong 2 mùa giải đã qua. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp tốt với các đồng đội cũng giúp Bruno được tín nhiệm hơn, khác với Maguire hay bị ý kiến về điều này.
Rốt cuộc, “sức nặng” đè bẹp Maguire có vẻ cũng đã ảnh hưởng tới Bruno. Huyền thoại Roy Keane đã chẳng có mấy ấn tượng với những gì cầu thủ số 8 thể hiện hiện tại trong vai trò mới. Dưới góc nhìn của một cựu đội trưởng, ông mô tả Bruno “không đủ tư cách” bởi vì anh liên tục rên rỉ trên sân trong khi giơ tay lên trời.
Maguire không được, Bruno cũng không xong, vậy ai mới xứng đáng làm đội trưởng của MU bây giờ? Nói đến đây, có lẽ nhiều người sẽ nhớ lại một phát biểu từng nhận được nhiều tán đồng: Man United không có ai đủ tầm vóc của một nhà lãnh đạo.
Hay có thật sự là như thế?
Quan điểm “MU không có thủ lĩnh” đúng hay không tùy vào góc nhìn của bạn về cầu thủ đó trên sân bóng cũng như ngoài đời. Dĩ nhiên, nó chỉ là một quan điểm chủ quan về một hoặc vài cá thể chúng ta không có giao lưu tương tác. Nghĩa là để có góc nhìn khách quan hơn thì cần phải lắng nghe những nhân vật nội bộ có liên quan. Mặc dù cũng cần phải tùy vào việc ta lắng nghe ai.
Hãy bắt đầu với Bruno Fernandes. Anh ấy được nhiều người ở Man United đánh giá cao, bao gồm cả những nhân viên tiếp xúc với cầu thủ người Bồ Đào Nha hàng ngày. Anh nói được 4 thứ tiếng, ưu điểm rất hữu ích trong một phòng thay đồ đa ngôn ngữ. Anh cá tính, hay cười, đùa vui, hòa đồng, hoạt bát. Không phải cầu thủ nào cũng được nói như vậy. Dĩ nhiên, điều quan trọng là Bruno được ra sân ở hầu hết mọi trận đấu.
Về phàn nàn “Bruno hay làu bàu” của Roy Keane, Erik ten Hag biết đội trưởng hiện tại của MU có xu hướng diễn kịch khi thi đấu, nhưng ông cho rằng điều đó xuất phát từ mong muốn đội bóng của mình chiến thắng mà thôi. Anh phàn nàn với trọng tài vì không đồng tình với quyết định của họ, vì nó không có lợi với Man United.
Anh ấy than vãn vì thất vọng, tức anh có tham vọng cao – điều quan trọng để tạo tinh thần và dẫn dắt một tập thể. Bruno cũng sẵn sàng nhận những áp lực nặng nề từ giới truyền thông khi trở thành đội trưởng của Quỷ đỏ, điều mà nhiều cầu thủ chuyên nghiệp cảm thấy bị ép buộc phải trả lời phỏng vấn và họ thường chọn trốn tránh.
Như vậy, Bruno có ra dáng một người đội trưởng không?
Hay như Maguire ngày xưa. Cựu trưởng gần như không bao giờ gây ra tranh cãi hoặc sự chú ý không cần thiết bằng những scandal ngoài sân cỏ. Trong các cuộc phỏng vấn với báo chí, anh chỉ trả lời một cách nhẹ nhàng và chung chung, đôi khi thường bị coi là nhạt nhẽo. Nhưng khi cần thiết, anh vẫn có những hành động cần thiết vì toàn đội. Khoảng 2 năm trước, một nguồn nội bộ cho biết Maguire đã đe dọa sẽ cùng các cầu thủ Man United “chơi lớn” nếu CLB không rút khỏi European Super League. Giải đấu siêu cấp khi đó dưới ý tưởng của những ông lớn đã không được thông báo với cầu thủ trong đội, điều đó là một phần khiến Super League nhận rất nhiều phản đối từ truyền thông cùng người hâm mộ. Tuy nhiên, không phải cầu thủ nào cũng mạnh dạn nói lên ý kiến, và Maguire khi đó đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng.
Nhưng khi Maguire đá tệ, mọi người không ai nhớ đến những điều đấy. Họ nhớ tới những khoảnh khắc hài hước, những tình huống hoặc cảnh tượng gây tranh cãi về anh và quên rằng vài năm trước họ đã ủng hộ người này như thế nào.
Điều đó có vẻ cũng sẽ xảy ra với Bruno trong thời gian tới.
Fan muốn một đội trưởng, nhưng như thế nào mới ra dáng một Quỷ đầu đàn “có thể” lãnh đạo khi 2 đội trưởng gần nhất của đội ai cũng phản đối?
Rốt cuộc không phải United không có đội trưởng. Bruno bây giờ hay Maguire ngày trước đều xứng đáng.
Chỉ là, các đội trưởng của Man ấy không dẫn dắt đội bóng tới chiến thắng sau cùng giống những người đi trước mà thôi. Điều đó có lẽ đúng, khi những đội trưởng vĩ đại nhất của United thường được nhắc khi đội bóng của họ đạt được những thành tích cao nhất, chứ không mấy ai nhắc về những đội trưởng trong giai đoạn ngụp lặn cả.
Cùng du doan nha cai các trận đấu hot nhất trong ngày để ăn thưởng đổi đời.