Không phải ngành bóng đá không có tiền
Ảnh dưới đây là chi phí dự trù cho 1 đêm nhạc của các fan nhóm nhạc Blackpink tại Mỹ Đình sắp tới.
Thay vì chỉ mỗi năm tổ chức vài trận bóng đá, các SVĐ tầm cỡ trong khu vực đều đã đi theo hướng tổ chức các sự kiện giải trí 1 cách đa năng. Gelora Bungkarno, Bukit Jalil, hay Singapore National Stadium…đều luôn được đặt kín các lịch diễn từ trước đó vài tháng tới 1, 2 năm. 1 buổi biểu diễn của các ngôi sao thần tượng không chỉ đem lại lợi ích cho các nhóm nhạc, hay địa điểm được thuê để tổ chức, mà nó còn kéo theo 1 loạt dịch vụ ăn theo cùng đi kèm như bán đồ lưu niệm, du lịch, dịch vụ hàng không, khách sạn…
Như vậy, ngành du lịch và thể thao nên kết hợp để cùng nhau phát triển, tạo ra lợi ích bằng những cái chúng ta có thể tự làm được. Nhìn lại 1 SVĐ Mỹ Đình, chúng ta càng buồn cho 1 SVĐ tầm cỡ nhất nước nhưng 1 năm chỉ lèo tèo vài sự kiện lớn.
Càng ngày văn hóa thần tượng càng phát triển, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện kinh tế gia đình khá giả (cũng như các lứa 9x đã ổn định kinh tế của bản thân) đều chi rất mạnh tay để thoả đam mê cháy cùng thần tượng. Nếu là 1 fan bóng đá, hẳn các bạn cũng đã mua các sản phẩm áo đấu của các CLB và ĐTQG, nhưng cũng phải khâm phục sự ủng hộ của các fan âm nhạc, nhất là K-Pop dành cho thần tượng của họ. Họ săn tìm sản phẩm chính hãng hoặc hợp tác sản xuất với các nhãn hàng, cố gắng mua để ủng hộ thần tượng, và vui vẻ với những thứ mua được liên quan tới thần tượng của mình, từ vài triệu tới vài chục, thậm chí cả trăm triệu đồng.
Nói về đam mê, ủng hộ thì bỗng thấy ở Việt Nam fan bóng đá mặt bằng còn chưa bằng những lĩnh vực giải trí khác. Mặc dù vẫn có rất nhiều người hâm mộ sưu tầm, mua áo đấu, sản phẩm từ CLB yêu thích, nhưng đến tầm cả 1 SVĐ hàng chục nghìn người cùng mang áo đấu chính hãng (so với cả 1 SVĐ đầy lightstick) thì mình chưa thấy, kể cả đó là khi Arsenal – 1 đội bóng có lực lượng fan đông đảo và lâu đời tại Việt Nam.
Như vậy để thấy, không phải người hâm mộ bóng đá không có tiền, hay chúng ta không dành quan tâm tới thương mại hoá các sân vận động. Mà cái cốt lõi ở tư duy của những người đứng đầu ngành văn hóa, thể thao, du lịch có làm việc tới nhau, có tìm hướng đi chung cùng nhau, cùng phát triển.
Hay tư duy của người hâm mộ- có bảo thủ hay cởi mở, hay lại đòi tất cả phải miễn phí ở cái thế kỉ 21 này không? Một câu hỏi đòi hỏi phải mất rất lâu để trả lời.
Nhấn ngay keo nhacai để thưởng thức các trận kèo Hot nhất hôm nay.