Phong cách ‘nửa mùa’ như Arsenal của FC Thanh Hóa.
Điểm yếu của Thanh Hóa đã bắt đầu bộc lộ từ trận thắng 5-3 trước TPHCM hồi tháng 4, nhưng rõ hơn thì là trận đấu tại phố Núi. Với lối đá pressing tầm cao, các cầu thủ Thanh Hóa mạnh dạn cầm bóng, triển khai bóng và chơi tấn công. Hàng phòng ngự cùng khối đội hình của họ dâng cao, để lộ nhiều khoảng trống (hở sườn). Cũng rất giống Arsenal từ sau trận thắng MU, các đối thủ đã khai thác rất tốt điểm yếu phía sau hàng phòng ngự Thanh Hóa. Trong 4 trận vừa qua, HAGL, Viettel, Bình Dương và giờ là CAHN họ đều chơi lùi sâu, biết mình biết người và chờ thời cơ phất bóng dài, tạt bổng và tận dụng tình huống cố định. (Trận đấu tới đây Nam Định nhà em nếu tận dụng tốt điểm yếu này thì hoàn toàn có thể nghĩ đến một chiến thắng khi thi đấu tại chảo lửa Thiên Trường. CLB Hà Nội trong giai đoạn 2 khả năng họ cũng sẽ nghiên cứu điểm yếu này để đối phó với Thanh Hóa).
4 trận đầu và hơn 400 phút giữ sạch lưới của Thanh Diệp đầu mùa khiến chúng ta có cảm giác hàng phòng ngự Thanh Hóa rất vững chãi, nhưng từ sau trận TPHCM và nhất là quãng nghỉ SEA Games, cặp trung vệ của họ liên tục mắc sai lầm, nhất là đội trưởng Minh Tùng. Minh Tùng mắc 2 lỗi trực tiếp dẫn đến bàn thua trong trận Viettel và trận CAHN, cùng nhiều pha xử lý thiếu an toàn. Chỉ mình Gustavo là không đủ, dù cho anh này thi đấu rất nỗ lực. Sau vòng 9, khi Thanh Hóa thắng Viettel, mình có cảm giác Thanh Hóa đã bị bắt bài, sớm muộn gì cũng thua và họ thua thật. Lê Huỳnh Đức rõ ràng đủ lọc lõi để bó trí chiến thuật đá với Thanh Hóa, và đến CAHN với nhiều tuyển thủ quốc gia, rõ ràng là họ biết mình cần làm gì.
Ở trận Viettel trên sân Thanh Hóa (đội bóng quân đội còn thi đấu “chấp” ngoại binh), nhưng Hoàng Đức vẫn có hai pha chuyền (1 bóng bổng, 1 bóng dài xuyên tuyến) sắc lẹm, dẫn đến hai bàn thắng của đội bóng áo lính. Thanh Hóa đã bế tắc cho đến khi khoảnh khắc Quốc Phương xuất hiện và giúp đội chủ sân Thanh Hóa lội ngược dòng, khiến người ta có cảm giác Thanh Hóa sẽ cuốn phăng mọi đối thủ dù họ gặp khó. Nhưng đến trận đấu với Bình Dương trên sân Gò Đậu, những tưởng Bình Dương đưa ra đội hình toàn cầu thủ nội là đồng nghĩa 3 điểm dễ dàng cho Thanh Hóa, nhưng chơi lùi sâu và chỉ cần một đường bóng dài đã dẫn tới sai sót của hàng phòng ngự Thanh Hóa. Tới trận CAHN, dù cho đội chủ nhà mở tỷ số trước nhưng rõ ràng CAHN không vồ vập đối thủ, không ào lên ngay mà họ vẫn giữ đội hình thấp, chờ sai sót của Thanh Hóa. Bởi nếu vồ vập, CAHN hoàn toàn có thể trả giá đắt khi đôi cánh của Thanh Hóa đều là những cầu thủ có tốc độ tốt và sẵn sàng trừng phạt sai lầm của đội bóng ngành công an.
Cũng phải nói thêm rằng Thanh Hóa được nghỉ ít và di chuyển nhiều hơn (khoảng cách 8 ngày/3 trận và phải bay đi bay lại vào Nam rồi quay ra Bắc; trong khi CAHN nghỉ nhiều hơn và di chuyển ít hơn). Và Bruno cũng thiếu may mắn trên chấm phạt đền. Nhưng chừng đó không đủ bào chữa cho những sơ hở của Thanh Hóa. Khi bị dẫn trước 2-1 rồi 4-1, cảm giác Thanh Hóa không còn duy trì được nhịp pressing như trước, họ đã mệt, những cú sút mang tính cầu may hoặc giải tỏa nhiều hơn. Khi đôi cánh của Thanh Hóa bị bắt chết, bài thay Quốc Phương vào thay đổi thế trận cũng đã bị bắt bài và không còn hiệu quả, Thanh Hóa gần như không có phương án tấn công tốt. Đội hình Thanh Hóa mỏng, không có chiều sâu tốt và nếu không có các quãng nghỉ dài “đặc trưng” của bóng đá Việt Nam, Thanh Hóa khó có thể trụ được ở ngôi đầu đến tận bây giờ. Dù cho thể lực đội bóng này đã tốt hơn so với các mùa giải trước rất nhiều, nhưng rõ ràng để chơi với cường độ cao với thể trạng người Việt Nam như thế, đòi hỏi phải là cả quá trình ăn tập, rèn luyện rất dài.
Dẫu sao, Thanh Hóa họ cũng có thể hài lòng với việc trụ hạng sớm, bởi họ đã chắc chắn ở top 8 sau giai đoạn 1. Nhưng để đua vô địch với CAHN và Hà Nội, thì thực sự họ vẫn cần phải cải thiện rất nhiều, thậm chí cần thêm cả may mắn.
Keyword nhandinh nhacai đem đến cho bạn các trận kèo ăn thưởng cao mỗi ngày.