Cách đây vài hôm, khán giả lẫn các nhà báo thể thao Saudi Arabia gần như đã ngay lập tức đặt câu hỏi với những người đồng nghiệp Italia rằng Milan và Juventus ở đâu

Cách đây vài hôm, khán giả lẫn các nhà báo thể thao Saudi Arabia gần như đã ngay lập tức đặt câu hỏi với những người đồng nghiệp Italia rằng Milan và Juventus ở đâu. Tại sao Siêu cúp Italia thể thức mới không có mặt hai ông lớn này? Tại sao năm 2024 rồi mà chúng tôi phải xem Lazio và Fiorentina?

Fabrizio Biasin, cây bút của Sky Sport Italia bình luận ngắn gọn thế này: “Xem ra đến tận lúc này, họ vẫn chưa phát hiện ra rằng đấy mới là bóng đá. Các bạn đều có thể thấy rắc rối bắt nguồn từ đâu”.

Ở Saudi Arabia chỉ có tiền chứ không có bóng đá
Ở Saudi Arabia chỉ có tiền chứ không có bóng đá

Biasin không nói sai. Những khán đài trống vắng trong chiến thắng 3-0 của Napoli trước Fiorentina là minh chứng cho sự thờ ơ của khán giả Saudi Arabia với thế giới bóng đá không có những ngôi sao hàng đầu.

Hơn một năm đã trôi qua từ ngày người Saudi Arabia kích nổ bom tấn Cristiano Ronaldo với tham vọng hóa rồng giải VĐQG nước này, người Saudi Arabia vẫn chưa (chịu) hiểu bóng đá không phải môn thể thao cứ gom hết cầu thủ giỏi là sẽ mãn nhãn. Có quá nhiều yếu tố của bóng đá Saudi Arabia không tương xứng với mức độ đầu tư. Điều này sớm biến giấc mơ Arab trở thành ác mộng với nhiều cầu thủ.

Jordan Henderson đã quay lại châu Âu. Karim Benzema, người theo đạo Hồi và tưởng chừng như cá gặp nước khi tới Saudi Arabia chơi bóng cũng có tin đồn rục rịch rời đi (trước khi người thân của cầu thủ này khẳng định với L’Equipe là anh sẽ ở lại Al-Ittihad). Roberto Firmino, Jota… cũng đang muốn quay lại lục địa già.

Văn hóa bóng đá thấp là khía cạnh đầu tiên khiến Saudi Arabia sa lầy. Henderson chỉ chơi bóng trước trung bình 700 khán giả trong các trận đấu của Al-Ettifaq. Nghĩ lại những ngày đá bóng tại SVĐ ồn ã nhất châu Âu là Anfield, Henderson có lý để thấy không hài lòng. Ngoài những ông lớn như Al Nasrr hay Al-Hilal, các CLB còn lại của Saudi Pro League có lượng CĐV ít ỏi. Khái niệm “chơi” bóng ở đây xem chừng khá xa xỉ. Bạn thử tưởng tượng cầu thủ phải làm việc (đá bóng) trong một SVĐ khép kín, với lưa thưa vài khán giả thì giống cảnh gì?

Văn hóa nói chung của Saudi Arabia dĩ nhiên là lý do thứ hai. Tại Saudi Arabia, phụ nữ không được đi ra ngoài một mình, đồ uống có cồn bị cấm hoàn toàn. So với châu Âu phóng túng, nơi văn hóa tận hưởng thể thao được hình thành cả nghìn năm, cuộc sống ở Saudi Arabia quả là ác mộng.

Saudi Arabia: Nơi phân tầng xã hội rất nặng nề
Saudi Arabia: Nơi phân tầng xã hội rất nặng nề

Các cầu thủ nói chung cũng là con người. Chấp nhận tới Saudi thi đấu đồng nghĩa với việc đưa cả gia đình theo. Khi một nửa gia đình cảm thấy không ổn, không dễ để cầu thủ có thể chú tâm hoàn toàn vào bóng đá. Tiền không thể giúp vợ Henderson hay bất kỳ cầu thủ nào đeo kính râm, đi shopping một mình ngoài phố, hay nhâm nhi chút đồ uống có cồn mỗi cuối tuần. Đấy là sự thật.

Trong kỷ nguyên số, khi mọi thứ đều được định lượng bằng data, công sức lao động được quy đổi sang tiền bạc, môi trường sống, sự hòa nhập hay cảm xúc của con người thường bị lãng quên. Saudi Arabia đã đối xử với những ngôi sao hệt như một món hàng. Tiền đây, đủ nhiều chưa? Đủ rồi thì làm việc đi.

Những ngôi sao tới Saudi Arabia thật may là quá giàu để có lựa chọn. Henderson đã quay đầu. Tiền với họ không phải tất cả.

Tiền có thể mua được nhiều thứ? Đúng. Nhưng tiền không mua được văn hóa. Bóng đá tuyệt đối không phải môn thể thao bị tiền kiểm soát 100%.

Xét ngay những soi kèo góc mới nhất hôm nay với tỷ lệ ăn cao. 

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.