Thời gian gần đây, bóng đá Nhật Bản đã nới lỏng hơn trong việc dử dụng những cầu thủ nhập tịch nước ngoài.

Người Nhật cũng bắt đầu nhập tịch

Nhật Bản sử dụng cầu thủ nhập tịch? Đúng, nhưng có vài điểm cần lưu ý:

Thứ nhất, các cầu thủ nhập tịch (tức là không có gốc gác Nhật) đều có quãng thời gian rất dài sinh sống ở Nhật, chơi cho các CLB Nhật trước khi được gọi lên tuyển: Ruy Ramos (13 năm), Wagner Lopes (10 năm), Alessandro Santos (8 năm), Mike Havenaar (sinh ra ở Nhật, tới khi lên tuyển là 24 năm).

Khi người Nhật cũng dùng chiêu bài nhập tịch
Khi người Nhật cũng dùng chiêu bài nhập tịch

Thứ hai, các cầu thủ này đều đến Nhật từ khi còn rất trẻ. Havenaar sinh ra ở Nhật (0 tuổi), Ruy Ramos (20 tuổi), Wagner Lopes (18 tuổi), Alessandro Santos (16 tuổi – học THPT ở Nhật). Do vậy, họ có thời gian dài làm quen với ngôn ngữ, văn hóa, con người, môi trường sống cũng như nền bóng đá Nhật.

Thời gian gần đây Nhật có vẻ thoáng hơn trong việc sử dụng cầu thủ nhập tịch/con lai rồi. Sân 11 thì có thủ môn Zion Suzuki (Urawa), Bangnagande (FC Tokyo) hay tuyến trẻ có Anrie Chase (Stuttgart) hay Chie Fujita (F. Marinos). Trong khi đó ở đội futsal thì Nhật dùng khá nhiều cầu thủ nhập tịch/con lai từ lâu rồi. Giai đoạn trước có Kaoru Morioka (gốc Peru). Hiện tại thì Arthur Olivera, Higo Pires hay Rafael Henmi (Brazil và Bồ Đào Nha)

Thứ ba, Nhật Bản giai đoạn đó rất giàu, tiền nhiều như là tre. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Nhật Bản là thiên đường, là giấc mộng đổi đời của nhiều thanh niên Brazil nghèo khổ. Nhiều cầu thủ đã mạo hiểm tới Nhật từ sớm để gây dựng sự nghiệp, sẵn sàng cống hiến sức lực đóng góp cho Nhật với hy vọng gắn bó lâu dài.

Thứ tư, họ đều là những cầu thủ có tác phong chuyên nghiệp, không dính vào những lùm xùm trong và ngoài sân cỏ.

Liệu Việt Nam có nên bắt chước Nhật Bản
Liệu Việt Nam có nên bắt chước Nhật Bản

Thứ năm, cánh cửa cho ngoại binh nhập tịch ở ĐTQG Nhật đã đóng lại một cách không chính thức. Lần cuối một cầu thủ nhập tịch chơi cho ĐTQG Nhật là Havenaar năm 2011, tới nay đã 12 năm.

Điểm khác nhau cơ bản giữa Việt Nam và Nhật là Việt Nam cho phép song tịch còn Nhật thì không. Đấy là cản trở rất lớn cho những người muốn nhập tịch Nhật, và cả cho những cầu thủ Nhật thi đấu ở nước ngoài.

Click ngay bong da keo nha cai để theo dõi hành trình của HLV Troussier và đội tuyển U23 Việt Nam trong năm 2023.

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.