Cách đây khoảng 4 năm, khi Man Utd đang bay cao trong khẩu hiệu Ole’s at the wheel, với sức mạnh của trục dọc Maguire - Matic - Pogba - Bruno thì báo đài, thậm chí số đông người hâm mộ của chúng ta đã kỳ vọng vào một sự trở lại thuyết phục của đội bóng sau chuỗi ngày tăm tối

Cách đây khoảng 4 năm, khi Man Utd đang bay cao trong khẩu hiệu Ole’s at the wheel, với sức mạnh của trục dọc Maguire – Matic – Pogba – Bruno thì báo đài, thậm chí số đông người hâm mộ của chúng ta đã kỳ vọng vào một sự trở lại thuyết phục của đội bóng sau chuỗi ngày tăm tối, có thể đoạt danh hiệu sau 2 năm trắng tay. Trong cơn say men của chuỗi ngày chiến thắng, chúng ta đã coi Bruno như người truyền nhân cho cái lửa, cái tính “Quỷ đỏ” mà chúng ta đã thiếu từ lâu. Nhiều người trong chúng ta, và cả Ole nữa, đều coi Bruno là kẻ-không-thể-thiếu trong mọi trận bóng của đội và dường như tập thể áo đỏ từ năm ấy cho đến tận bây giờ đã phụ thuộc vào tiền vệ người Bồ đến mức chẳng thể thoát nổi.

Nhưng khi mà tượng đài, thần tượng của bất cứ ai từ đâu đến bị phá bỏ bởi 1 kẻ khác, chúng ta sẽ có xu hướng tìm người có cùng chí hướng để cảm thấy không cô độc và cũng để mạt sát kẻ đối lập, ví dụ như trường hợp BLV T nói về người chơi P đội H (cựu player đội G) bộ môn L chẳng hạn. Và cùng năm ấy, nhà hiền triết tên J đã phản bác kịch liệt ý tưởng để Bruno và Maguire làm star player của đội bóng, và cho rằng quyết định của Ole thật tệ hại.

Mọi chuyện lắng đi với sự “chiến thắng” của phe ủng hộ Bruno trước quan điểm “Bruno là một thằng ngu” và “Harry Maguire chỉ là một con lợn”. Nhưng có lẽ, thời gian dần trôi, họ không biết rằng nhà hiền triết kia mới là kẻ biết được sự thật khi 2 coreplayer kia vĩnh viễn chẳng nên làm star player. Vấn đề của J chỉ là overreact khi quá tức giận trong việc phản bác quan điểm bảo vệ Bruno và so sánh anh ta với những bản hợp đồng thất bại như Ndombele, Kepa (dù nghe chẳng liên quan lắm nhỉ) mà thôi..

PHỤ THUỘC LÀ KEYWORD CỦA HƠN 10 NĂM QUA

Sir Alex đi, MU chẳng còn đủ sức thách thức danh hiệu lớn như UCL, EPL nữa. Đó là cuộc chơi của những Liverpool, Man City hay những đội bóng thành London như Chelsea, Arsenal. Lỗi của Sir Alex ư? Không. Lỗi của các huấn luyện viên đời tiếp theo ư? Cũng có thể, nhưng họ là nạn nhân của quá nhiều vấn đề xung quanh kia mà. Lỗi của các cầu thủ ư? Cũng không hẳn, tại họ cũng chỉ muốn đạt được quyền lợi của mình mà thôi. Vấn đề ở đây, như chúng ta được biết là lỗi của cấu trúc phân quyền và nhiệm vụ ở đội bóng chúng ta yêu. Thời có Sir Alex Ferguson, Ngài che đi mọi khiếm khuyết, lo từ A đến Z, làm việc của một manager (người quản lý) chứ không hề đơn thuần là một coach (huấn luyện viên), và còn phải ở đẳng cấp rất cao thì mới quản lý được khối lượng công việc đồ sộ, những cái tên với những cái tôi cao và những vấn đề nội bộ khác nữa. Có lẽ, chúng ta đã PHỤ THUỘC quá nhiều vào ông cụ người Scotland, một cá nhân kiệt xuất, mà quên đi rằng ai cũng có thể già đi, nghĩa là chúng ta phải biết tìm sự thay thế từ rất lâu rồi.

Để rồi khi Ngài nghỉ, mọi thứ trở nên xáo trộn hẳn. David Moyes đơn giản là một kẻ thách thức, không phải một kẻ chinh phục, thứ nằm trong máu của mỗi cầu thủ dưới thời Sir Alex Ferguson. Đó là thứ đầu tiên làm nát Man Utd thời hậu kỷ nguyên Sir Alex. Chính thế hệ của Sir Alex để lại cũng đầy rẫy những vấn đề khi đang nằm trong giai đoạn chuyển giao.

Ông là người giỏi, nên cầm thanh gươm cùn cũng có thể đánh thắng địch, còn Moyes chỉ khá thôi, nên như vậy vẫn là quá ít, và việc bị đánh bại là tất yếu. Ta có thể kể ra những điều cần lưu tâm sau: những công thần của chức vô địch năm 2008 (Evra, Giggs, Vidic, Ferdinand, Carrick) đã chạm đầu ba, những cầu thủ U23 đá chính nhiều (Welbeck, de Gea, Jones, Cleverley) thì quá trẻ, những cầu thủ trong giai đoạn cần ổn định sự nghiệp (Evans, Smalling, Valencia, Young, Anderson) thì lại quá bất ổn, đến mức có giai đoạn phải phụ thuộc vào hiện tượng Adnan Januzaj trong khi tân binh mùa trước là Robin van Persie dần dần xuống phong độ và bị đày ải bởi người đồng hương Louis van Gaal ở ngay mùa sau. Đội hình xoay người liên tục, và cứ đuối dần ngay cả trong các cuộc đua xem chừng là bình thường nhất là top 4.

Còn tiếp.

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.