Tấm huy chương nào cũng có hai mặt và thật dễ khi nói Man City sở dĩ tạo ra thế thống trị Premier League như hiện tại là nhờ nguồn tiền không đáy của các ông chủ UAE. Những quan điểm kiểu này cũng có ý đúng. Không tiền thời buổi này làm gì cũng khó.
Nhưng chuyện có tiền, và tiêu tiền là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt. Bài toán hóc búa bậc nhất với toàn bộ các thể chế tổ chức trên thế giới từ trước tới nay gói gọn trong hai chữ: giải ngân. Tiền chưa bao giờ là vấn đề, tiêu tiền thế nào mới là vấn đề những người có tiền quan tâm.
Đứng trên góc độ này, Man City xứng đáng là CLB số một Premier League. Từ năm 2016 tới nay, số thực chi (net spend) của Man City chỉ là 630 triệu bảng, kém MU, Chelsea lẫn Arsenal nhưng giành tới 16 danh hiệu lớn nhỏ, trong đó có 6 Premier League, 1 Champions League. Tính trung bình, Man City chỉ mất 39 triệu bảng tiền chuyển nhượng thực chi để có 1 danh hiệu.
Man City tiêu tiền thế nào? Dưới thời Pep Guardiola, tuyến Man City chi tiền nhiều nhất trong 2 năm đầu là hàng phòng ngự. Khi (tạm) thất bại với Claudio Bravo và John Stones trong mùa đầu tiên, Pep thay cả hàng phòng ngự vào mùa thứ hai với Ederson, Kyle Walker, Aymeric Laporte, Benjamin Mendy. Một nửa số này vẫn đá chính tại Man City hiện tại.
Ngày ấy, việc Man City chi hơn 250 triệu bảng chỉ trong một mùa hè để thay mới hàng phòng ngự từng nhận chỉ trích dữ dội. Nhưng thời gian cho thấy Man City đúng đắn ra sao. Nhà vô địch tiên quyết phải có hàng phòng ngự tốt. Và Man City cùng Pep đổ bê tông vào đó đầu tiên. Sau này, Ruben Dias là một minh chứng khác cho tư duy xây chắc nền móng của Man City. Trung vệ người Bồ Đào Nha gia nhập Etihad với giá 63 triệu bảng vào mùa hè 2020, thời đểm Man City vừa thua Liverpool trong cuộc đua vô địch mùa 2019/20. Dias lập tức ẵm luôn danh hiệu “Cầu thủ hay nhất mùa”.
Điểm chung nào của Kyle Walker, Ederson hay Dias? Tất cả đều đắt đỏ, nhưng hạn sử dụng lâu dài, ít bị chú ý (công bằng thì ai đi soi hậu vệ). Và tất cả đều thành công mỹ mãn.
Josko Gvardiol đang là trường hợp khác đi theo công thức này của Man City. Cầu thủ người Croatia đến Etihad với giá 90 triệu bảng và trải qua phần lớn mùa giải chơi ở mức tròn vai. Song khi quá trình hòa nhập kết thúc, Gvardiol ghi bàn liên tục để đưa Man City ngược dòng thành công trước Arsenal trong cuộc đua vô địch.
Ở tuổi 22, Gvardiol vẫn còn quá nhiều thời gian cống hiến cho Man City. Mức giá kỷ lục cho ngôi sao người Croatia theo thời gian lại trở thành hợp lý, nếu xét theo bối cảnh lạm phát cùng việc giá chuyển nhượng cầu thủ ngày càng tăng. Không chỉ đổ tiền tấn cho các ngôi sao, Man City và Pep cũng rất năng động mua những cầu thủ kém tiếng nhưng hiệu quả cao như Manuel Akanji hay Nathan Ake.
Việc Man City thời Pep không tiếc tiền cho hàng phòng ngự là ví dụ cơ bản nhất cho khả năng giải ngân khôn ngoan của nửa xanh thành Manchester. Tại Anh, có tiền tuyệt nhiên không phải chuyện khó. Tiêu thế nào mới là chuyện tạo ra khác biệt. Man City có cả hai.
Hãy truy cập ngay tỷ lệ cá cược kèo để nắm được tỷ lệ thưởng ăn chuẩn nhất.