Khả năng di chuyển linh hoạt của Declan Rice
Rất khó để phong tỏa Declan Rice chỉ bằng phương án kèm 1-1. Trong một số thời điểm, số 6 của Arsenal đột ngột thay đổi tốc độ di chuyển, qua đó lấy được chút khoảng trống vừa đủ để nhận bóng từ Ramsdale và đập 1 chạm đưa bóng sang phía mà tiền đạo của Crystal Palace đã cố khép góc bằng đường chạy vòng cung.
Kèm người vốn dĩ là một hành vi có tính bị động, chính vì vậy mà những pha xử lý bất ngờ, khó đoán sẽ có hiệu quả. Bạn có thể chạy chậm hơn nhiều đối thủ và luôn bị bắt kịp, nhưng trong khoảng khắc bạn đột ngột thay đổi tốc độ và vọt lên thì dù có nhanh đến mấy họ cũng chậm hơn bạn 1 nhịp.
Điểm mấu chốt trong lối di chuyển linh hoạt và khó đoán của Declan Rice đó là sự ăn ý với đồng đội và tính nhịp điệu. Một cú giật về đột ngột sẽ hoàn toàn vô dụng nếu như Ramsdale không hiểu ý và chuyền bóng khớp với đà di chuyển của đồng đội. Rice có thể nhanh hơn đối thủ trong 2 giây đầu tiên, nhưng 3-4 giây sau đó thì đã muộn và họ sẽ đuổi kịp.
Đây cũng chính là lý do khiến Declan Rice chậm hòa nhập với Arsenal, một phần vì tính phức tạp trong hệ thống của Mikel Arteta, một phần khác cũng từ chính sự phức tạp trong lối chơi của tiền vệ này.
Cách mà Rice đưa bóng lên trên thường đa dạng hơn nhiều so với các tiền vệ khác. Trong điều kiện lý tưởng, anh chuyền lên phía trước, khi đối thủ cẩn trọng lùi về cắt các kết nối chuyền bóng, anh tự mình đắt bóng lên ép họ phải dâng lộ khoảng trống và khi bản thân bị kèm cặp Rice di chuyển không bóng linh hoạt để “quần” đối thủ ra bã.
Đột ngột thay đổi tốc độ lùi về rồi ngay sau đó lại xoay người, luồn ra sau lưng đối thủ, khai thác điểm mù, tiếp tục nhận bóng và hướng lên phía trên, Declan Rice gần như biến Eberechi Eze trở nên vô hình. Những pha xử lý kiểu như vậy diễn ra rất thường xuyên trong suốt cuộc đối đầu với Crystal Palace.
Tiền vệ số 6 là một vị trí được xem là khá “tĩnh”, trong khi Declan Rice thường có thiên hướng chơi khá “động”. Tuy vậy, tiền vệ người Anh lại sở hữu một yếu tố mà chỉ những số 6 xuất sắc nhất mới có, đó là tư duy hướng quả bóng lên phía trên.
Chiến thuật xâm nhập của Arteta
Thông thường, khi tấn công ở 1/3 cuối sân, nhịp xâm nhập vòng cấm sẽ được chia làm hai, với nhịp băng cắt đầu tiên hướng thẳng vào khung thành, ghim và hạ thấp hàng phòng ngự của đối thủ lại qua đó mở ra khoảng trống để những cầu thủ từ tuyến 2 xâm nhập trễ hơn đón các đường trả ngược.
Tuy vậy, với những cầu thủ có tốc độ đoạn ngắn và nhạy bén như Martinelli, đôi lúc còn có một nhịp thứ ba được tạo ra. Kai Havertz đâm từ half space vào cột xa kéo theo hậu vệ cánh Joel Ward để rồi sau đó Martinelli (trong thế không bị ai kèm) xuất hiện chậm hơn đánh vào điểm mù sau lưng đối thủ.
Việc làm quá tải vòng cấm không đơn giản là nhồi càng nhiều người vào khu vực 16m50 càng tốt mà là tạo ra những đợt xâm nhập tới tấp như những con sóng – trùng khớp với nhịp kiến tạo.
Trong suốt hiệp 1, Arsenal đã tương đối bối rối trước cách bố trí người có phần cực đoan đến từ Crystal Palace, những tiền vệ trụ như Lerma và Doucoure sẵn sàng rời khỏi trung lộ để hợp với các tiền vệ cánh, hậu vệ cánh làm chậm nhịp phối hợp giữa Saka – Odegaard – Partey hay Martinelli – Kai Havertz – Tomiyasu.
Việc bớt đi một người xâm nhập vòng cấm hóa ra lại tạo ra nhiều hiệu quả hơn. Những pha đảo vị trí giữa Odegaard và Thomas Partey đã mở ra những khoảng lặng ngắn nhưng vừa đủ để đưa quả bóng vào chính xác vị trí.
Xét ngay những trận soi kèo góc mới nhất hôm nay với tỷ lệ ăn cao.