Như tất cả các đồng đội trong màu áo Chelsea khác, Kai Havertz vừa trải qua một mùa giải tồi tệ. Bất chấp có vài khoảnh khắc toả sáng, tiền đạo người Đức vẫn thể hiện bộ mặt thiếu ổn định một cách cực kỳ ổn định.

Người Chelsea gọi cậu Kai là kẻ không thức thời

Như tất cả các đồng đội trong màu áo Chelsea khác, Kai Havertz vừa trải qua một mùa giải tồi tệ. Bất chấp có vài khoảnh khắc toả sáng, tiền đạo người Đức vẫn thể hiện bộ mặt thiếu ổn định một cách cực kỳ ổn định. Nhiều người vẫn đặt niềm tin vào Kai nhưng phần lớn đều lắc đầu ngán ngẩm sau khi liên tục phải nhìn thấy hình ảnh vật vờ của anh mỗi cuối tuần trong màu áo xanh. Có một sự thật rằng Kai là vẫn là cầu thủ tốt nhưng dường như mẫu như anh đang ngày càng lỗi thời so với dòng chảy của bóng đá hiện tại.

Cậu Kai giờ đã là người của Arsenal
Cậu Kai giờ đã là người của Arsenal

Havertz là một tiền vệ tấn công được bố trí đá tiền đạo ảo nhờ khả năng liên kết, di chuyển thông minh giữa các tuyến cũng như khai thác khoảng trống trong vòng cấm từ các tình huống xâm nhập muộn – hình mẫu tương tự Dele Alli. Đặc biệt ở chỗ, cả hai đều cao lêu nghêu nhưng không hề vụng về và có thể xử lý quá bóng tốt trong phạm vi hẹp.

Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, đi cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của sơ đồ 4-3-3, những tiền vệ tấn công/hộ công trong 4-2-3-1/4-4-2 (từ giờ mình sẽ gọi chung là số 10 cho gọn) buộc phải thay đổi thích nghi với xu hướng này. Ngày càng xuất hiện nhiều cầu thủ thi đấu ở vai trò của một số 10 lai số 8 như KDB, Silva, Odegaard, Bruno Fernandes, Griezmann, Mac Allister…Thay vì bó buộc phạm vi hoạt động của mình ở khu vực trung lộ vốn đất chật người đông, họ thường di chuyển ở 1 trong 2 hành lang trong để tìm kiếm khoảng trống hơn cũng như tham gia nhiều hơn vào khâu triển khai bóng. Các số 10/8 này thường được chia làm hai dạng: sáng tạo khủng khiếp, bơm những đường bóng cực kỳ chết chóc từ cự ly xa (KDB, Bruno, Griezmann..). Hoặc sở hữu kỹ năng xử lý bóng trong phạm vị hẹp đỉnh cao giúp đội thoát pressing (Silva, Mac…).

Và hầu hết những số 10 không thuộc một trong hai dạng trên, họ sẽ được đẩy lên đá số 9 ảo  mà Kai Havertz và Roberto Firmino là hai trường hợp tiêu biểu. Nhưng so với người đàn anh tại Liverpool, Kai lại chẳng thể tiến hoá được.

Tiền đạo người Đức có thể di chuyển rộng để liên kết các tuyến, nhưng hầu hết các đường chuyền của anh chỉ là trả về. Anh cũng chẳng thể là một điểm nhận bóng khi quay lưng đáng tin cậy khi thường xuyên gọi các hậu vệ ở Anh là bố trong các pha tranh chấp tay đôi. Khi có cơ hội trước khung thành, anh cũng chẳng đủ sắc bén để tận dụng nó. Nếu đem so với một cái tên mới chân ướt chân ráo đá số 9 ảo như Cody Gakpo ở Liverpool, chúng ta có thể thấy những tình huống di chuyển của anh rất có mục đích. Cody đủ khoẻ để tranh chấp tay đôi, đủ nhanh và khéo để rê dắt và đặc biệt là có thể trở thành một cầu thủ đáng tin cậy trước khung thành đối thủ mỗi khi có cơ hội.

Kai Havert: Người Chelsea gọi anh là kẻ không thức thời
Kai Havert: Người Chelsea gọi anh là kẻ không thức thời

Đó mới là những phẩm chất mà một số 9 cần có. Rất tiếc, Kai sở hữu điều đó. Cách duy nhất để phát huy tiền đạo người Đức là đặt Kai vào hệ thống thật sự “dominated the ball” và trao cho anh một sự tự do hoạt động. Nhưng điều đó sẽ thật sự lãng phí vì chẳng ai đảm bảo rằng Kai sẽ mang tới cho đội được đầu ra tương xứng với các “đặc ân” trên.

Kai Havertz tốt? Chắc chắn. Một cầu thủ ghi bàn ở trận chung kết C1 và Club World Cup, đá hơn 100 trận cho Chelsea sau 3 mùa, ra sân thường xuyên ở ĐTQG thì chẳng thể tệ. Nhưng Kai sẽ không phải là cầu thủ phù hợp cho các CLB hàng đầu thế giới. Một số 9 ảo dạng khá và số 10 lỗi thời.

Cùng tham gia soi cầu kèo để cập nhật dự đoán những trận đấu tỷ lệ ăn thưởng cao. 

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.