Chỉ cần từng đóng vai trò quản lý nhóm trên 3 người, bạn sẽ hiểu ác mộng quản trị không phải chuyện nhân sự đòi tăng lương, dọa nghỉ việc hay phá phách vô kỷ luật. Chỉ cần “lương nặng”, bạn sẽ tạo đủ “năng lượng” cho nhóm này làm việc. Bực lắm thì sa thải, mất chút chi phí. Tiền giải quyết được 95% vấn đề.
Nỗi ám ảnh lớn nhất với các nhà quản lý là việc nhân sự quan trọng “cạn kiệt năng lượng” và nghỉ việc, như cách Jurgen Klopp lý giải cho quyết định đột ngột rời ghế HLV trưởng Liverpool vào cuối mùa. Kể cả tăng lương, bạn cũng không thể khiến họ đảo ngược suy nghĩ. Một khi quyết định được đưa ra với lý do trên, quản lý chỉ có cách chấp nhận chia ván mới.
Trên vai trò quản lý, vượt qua cú sốc kiểu này không đơn giản, đặc biệt khi nhân sự đang làm quá tốt nhiệm vụ như Klopp. Nhưng “vượt qua cú sốc” thực tế rất xa xỉ trong bối cảnh kiểu này. Điều quan trọng hơn cả là giải quyết khoảng trống nhân sự bỏ lại. Trong trường hợp của Klopp, mọi chuyện rắc rối hơn nhiều so với thông thường, vì Klopp vốn không phải một nhân sự tầm thường.
Tầm ảnh hưởng của Klopp tại Liverpool quá lớn. Là một trong những HLV truyền nhiều cảm hứng nhất thế giới hơn 10 năm qua, phần lớn cầu thủ chọn tới và gắn bó với sân Anfield là vì nhà cầm quân người Đức. Giờ Klopp đi, nhân sự sẽ gắn bó với Liverpool vì điều gì?
Virgil van Dijk là ngôi sao đầu tiên lên tiếng về khoảng trống này. Trung vệ người Hà Lan nhấn mạnh “chưa rõ” về kế hoạch trong tương lai với Liverpool, đồng thời cho biết: “Tôi rất tò mò xem định hướng tiếp theo của CLB. Khi BHL mới được công bố, tôi sẽ xem xét tình hình. Hiện tại tôi không thể nói gì”. Nhiều ngôi sao có thể sẽ nghĩ tương tự Van Dijk và đấy là vấn đề Liverpool buộc phải giải quyết.
Trong lý thuyết xã hội học, một tổ chức luôn phải đối mặt với các giai đoạn sau: Khởi đầu – phát triển – thăng hoa – sa sút – lụi tàn. Những tổ chức/doanh nghiệp tồn tại lâu trên thế giới (mà vẫn phát triển) luôn tìm cách tránh giai đoạn “lụi tàn” bằng việc thay máu nhân sự liên tục để tránh chây ỳ, tái tạo năng lượng, từ đó quay lại giai đoạn “phát triển”, tạo ra chu kỳ thành công mới. Các tập đoàn công nghệ hàng đầu cực giỏi trong quá trình thay máu nhân sự kiểu này.
Real Madrid là trường hợp thành công phổ biến của lý thuyết này trong thể thao. Trong 15 năm qua, Real không mất quá nhiều thời gian để tái tạo nhân sự và đi chinh phục các đỉnh cao mới. Ronaldo đi, Karim Benzema thay thế vai trò mũi nhọn. Modric, Kroos chớm sa sút thì đã có Valverde, Tchouameni, Camavinga. Benzema đi thì Jude Bellingham xuất hiện.
Mùa trước là thời điểm Liverpool chịu ảnh hưởng rõ nhất của quá trình thay đổi nhân sự. Sadio Mane đi nhưng Darwin Nunez chưa thể thay thế. Cùng các chấn thương và việc suy giảm phong độ, Liverpool lần đầu không thể dự Champions League sau 6 năm.
Việc Klopp ở lại Liverpool mùa này, cùng sự xuất hiện của Alexis Mac Allister, Dominik Szoboszlai; Nunez cải thiện phong độ, Joe Gomez chơi tốt… dường như là chỉ báo tích cực cho việc Liverpool sẵn sàng đưa tất cả trở lại giai đoạn “phát triển”, từ đó bắt đầu lại một chu kỳ thành công.
Giờ thì mọi giai đoạn trên lý thuyết đều đã đứt gãy sau quyết định đột ngột của Klopp. Dĩ nhiên, BLĐ Liverpool còn thời gian để thuyết phục các nhân sự hiện tại tin vào kế hoạch mới. Nhưng kế hoạch ấy dù có thế nào, cũng chưa chắc đã tốt bằng Klopp. Nên nhớ, 100% nhân sự của Liverpool lúc này đều được nâng tầm bởi chiến lược gia người Đức. Van Dijk, Salah, Trent, Robertson, Alisson trước Klopp là ai, và sau Klopp là ai, tất cả đều có thể tự trả lời.
Ngoài Klopp, chỉ Pep Guardiola tạo ra được tầm ảnh hưởng vô song kiểu này tới cầu thủ. Nói vậy để thấy Liverpool đang phải đối mặt với rủi ro quá lớn khi nhà cầm quân người Đức ra đi.
Xabi Alonso, Roberto De Zerbi có thể tới, nhưng xác suất để thành công như HLV người Đức thì xét một cách công bằng là không cao. Đỉnh cao của Liverpool rất có thể sẽ đi cùng Klopp, đây chính là vấn đề mà BLĐ The Reds cần xử lý để tránh rơi vào đó.
Truy cập www keo nha cai để theo dõi biến động tỷ lệ ăn thưởng các trận bóng đá Hot cùng Keochuan TV.