Chiến lược gia người Hà Lan chia sẻ trước thềm màn đối đầu với Bournemouth ở vòng 16 Premier League:
“Chúng tôi không phải là robot, nếu bạn chơi 3 trận trong 6 ngày, những trận đấu khó khăn, sự mệt mỏi có thể là một vấn đề, nó không bao giờ là lý do nhưng tôi vẫn phải đề cập đến. Nhưng trận gặp Galatsaray với Everton, chúng tôi đã chơi rất tốt, trước Newcastle chúng tôi không hài lòng với màn trình diễn của đội. Chúng tôi là người đầu tiên dám nói ra, các cầu thủ là người tiên phong trong sự hố hận và tự họ phê bình.
Chúng tôi đang trên một hành trình, một lộ trình, chúng tôi biết mình đang trong quá trình chuyển đổi nhưng chúng tôi đang đi đúng hướng, chúng tôi xây dựng một đội, phát triển nó, đội đang tiến bộ, các cầu thủ trẻ đến và bạn thấy tiềm năng như thế nào họ có thể đóng góp cho sự thành công của đội Manchester United trong tương lai.
“Không cầu thủ nào phản tôi cả, phòng thay đồ chẳng có vấn đề gì hết. Tôi luôn lắng nghe các cầu thủ của mình và tôi luôn cho họ cơ hội để nói, nếu các cầu thủ có ý kiến khác thì tất nhiên tôi sẽ lắng nghe. Có thể một hoặc hai cầu thủ [đã nói với tôi], nhưng nói chung là về, đa số cầu thù muốn lối chơi như thế này, năng động dũng cảm và đó là điều họ mong muốn.”
Mới chỉ 4 ngày trước thôi, các cầu thủ này được dành tặng những lời yêu thương và trân trọng nhất từ toàn thể những người xem và thượng đế chân chính trên toàn thế giới.
Họ chơi hời hợt, vật vờ. Họ phản thầy. Họ ghét Erik ten Hag. Họ muốn lật ghế của ông ta. Họ là những nàng công chúa chỉ muốn được nâng niu.
Và tự dưng sau trận thắng Chelsea lại nhận được cơn mưa lời khen vì thái độ chơi bóng khác hoàn toàn với ngày hôm trước. Thế câu hỏi đặt ra là: Liệu, họ có thật sự phản thầy hay không? Và nếu có, thì nó ở mức độ nào?
Ngay cả trong trận thua Newcastle, 20 phút cuối cùng vẫn thấy ở đó một chút nỗ lực của họ trong việc cố gắng tìm đến màn lưới của Newcastle, kết thúc bằng một pha gỡ hòa trước khi VAR tước đi bàn thắng này.
Vậy, vấn đề ở đây là gì?
Họ phản thầy một nửa? Như cái cách Ralf Rangnick nói về việc pressing một nửa cũng không khác gì mang bầu một nửa? Ngày vui thì họ không phản thầy còn ngày buồn thì họ phản thầy?
Vậy phản thầy là một công tắc và có thể bật-tắt tùy ý vào cảm xúc cũng như thời tiết của các ngày ngẫu nhiên?.
Click ngay bong da keo nha cai để theo dõi hành trình chuyển nhượng hè của M.U