Ở châu Âu nói chung hay với bóng đá Anh nói riêng thì luật sử dụng các cầu thủ ngoại binh sẽ thoáng hơn nếu so sánh với các khu vực khác trên thế giới như châu Á hay Nam Mỹ với những điều kiện sử dụng ngoại binh có phần khắt khe dành cho các đội bóng để họ tạo sân chơi cho các nội binh.

Chưa hẳn đã là hay

Ở châu Âu nói chung hay với bóng đá Anh nói riêng thì luật sử dụng các cầu thủ ngoại binh sẽ thoáng hơn nếu so sánh với các khu vực khác trên thế giới như châu Á hay Nam Mỹ với những điều kiện sử dụng ngoại binh có phần khắt khe dành cho các đội bóng để họ tạo sân chơi cho các nội binh (ví dụ như với giải VĐQG Nhật Bản khi các đội bóng tham dự cúp châu Á sẽ được sài tối đa 5 ngoại binh trong đó có 1 ngoại binh thuộc khu vực châu Á nhưng không phải đến từ nhóm các nước Á Đông). Và bóng đá Anh trong những năm gần đây với sự thể hiện xuất sắc có phần nhỉnh hơn nội binh nên khá nhiều tài năng trẻ người Anh đã di cư sang các giải đấu lân cận như Đức, Pháp hay Italia ngoài các quốc gia thuộc khối UK, Bắc Âu hay Hà Lan. Và ở trong nước, những xu hướng Đội Tuyển Quốc Gia Mini đã được các đội bóng nhỏ áp dụng khi họ sẽ chiêu mộ 1 loạt những tài năng trong cùng 1 quốc gia để tiện cho việc huấn luyện, truyền bá chiến thuật.

Newcastle và Wolverhampton là điển hình cho việc quốc hữu hóa 1 đội bóng từ CLB
Newcastle và Wolverhampton là điển hình cho việc quốc hữu hóa 1 đội bóng từ CLB

Mình mới chỉ thật sự xem bóng đá Anh từ mùa 2011-12 và câu chuyện Đội Tuyển Quốc Gia hóa 1 đội bóng bắt đầu xuất hiện ở Newcastle United mùa bóng 2013-14. Cụ thể, ở mùa giải 2011-12, Newcastle đã thi đấu ấn tượng khi xếp thứ 5/20 đội và đứng trên cả nhà vô địch C1 lẫn FA Cup – Chelsea mùa giải đó. Thành công của Newcastle ở năm 2012 đến từ những cầu thủ châu Phi như Demba Ba hay Papiss Demba Cisse… tuy nhiên ở mùa giải tiếp theo, Newcastle chỉ có thành tích khiêm tốn với vị trí thứ 16 ở EPL và với những đồng tiền của mình, Mike Ashley chủ tịch và HLV Alan Pardew đã chơi lớn khi chiêu mộ hàng loạt những cầu thủ người Pháp khi ấy đang là hàng hot ở Ligue 1 như Emannuel Rivere, Yoann Gouffran, Mathieu Debuchy … về đội hình và nhanh chóng, Newcastle đã lọt top 10 mùa bóng 2013-14.

Sau trường hợp của Newcastle “Pháp hóa” đội hình, sau này rất nhiều đội bóng cũng áp dụng công thức của Newcastle ở giải NHA như Wolverhampton mùa bóng 2018-19 mới thăng hạng khi đội bóng chiêu mộ 1 loạt các tuyển thủ BĐN như Joao Moutinho, Rui Patricio, Ruben Neves hay Diogo Jota (mới gia nhập Liverpool) … và dưới sự mát tay đến từ cựu HLV Valencia – Nuno Santo, Wolves đã 2 mùa bóng liên tiếp lọt top 10 trong đó có vị trí thứ 6 và vé dự cúp C2 châu Âu mùa 2019-20 hay vị trí thứ 7 chung cuộc mùa giải trước.

Ngoài 2 trường hợp “Pháp hóa” và “BĐN hóa” đội bóng của Newcastle và Wolves thì năm 2019 khi Norwich City lên hạng dưới sự chèo lái của Daniel Farke – người Đức thì HLV này cũng đã “Đức hóa” chim hoàng yến từ mùa giải trước đó (2018-19) tuy nhiên phải đến mùa trước, Norwich City mới thật sự có nhiều cầu thủ người Đức trong đội hình như Onel Hernandez (gốc Cuba), thủ môn Rarf Faahrman từ Schalke, Moritz Leitner hay Marco Stiepperman … và cho dù xuống hạng nhanh chóng, nhưng Norwich City vẫn để lại những ấn tượng không nhỏ ở mùa giải 2019-20.

Ngoài những ví dụ về sự thành công khi “ĐTQG hóa” 1 đội bóng thì sự thất bại cũng không thiếu. Và nói đến sự thất bại thì người ta sẽ nhớ đến Birmingham City. Đội bóng này cũng học hỏi và đi theo những con đường mà Newcastle hay Wolverhampton đã làm được với chiến lược “TBN hóa” đội bóng. Chiến lược của Birmingham City đã được các ông chủ HongKong thực hiện ở đầu mùa giải 2019-20 khi họ đưa về HLV Pep Clotet, 1 người chỉ có kinh nghiệm vỏn vẹn 6 tháng làm việc ở Anh tại Oxford United – 1 đội bóng được sở hữu bởi người Thái Lan và Pep Clotet được quyền mua sắm chi tiêu thoải mái khi ông kí HĐ với 1 loạt cầu thủ người Tây Ban Nha như Alvaro Gimenez, Ivan Guzman hay Francisco Vilalba, ngoài ra ông còn mượn Jefferson Montero – người Ecuador nói tiếng TBN … để phục vụ cho những tham vọng của mình. Tuy nhiên giống lần tại vị ở Oxford United, Pep Clotet chỉ ngồi chiếc ghế nóng ở St Andrew vỏn vẹn 6 tháng trước khi ông bị sa thải và để lại những “kế hoạch đắp chiếu” ở Birmingham.

Áp dụng tương tự nhưng BLĐ Birmingham thất bại toàn tập
Áp dụng tương tự nhưng BLĐ Birmingham thất bại toàn tập

Sau khi trụ hạng thành công mùa trước, BLĐ Birmingham tiếp tục tin tưởng những HLV đến từ TBN khi lần này, họ cộng tác với Aitor Karanka – 1 người được cho rằng có kinh nghiệm ở TBN khi từng dẫn dắt Middlesborough hay Nottingham. Dưới triều đại của Karanka, ông đem về những con người chất lượng hơn như Mikel San Jose, Alex Priesto, hay Jon Toral … và mạnh dạn trảm những cầu thủ TBN từ thời Pep Clotet để xây dựng Birmingham theo cách của ông. Tuy nhiên, cũng giống thời Pep Clotet, Birmingham của Karanka chỉ thi đấu tốt ở đầu mùa giải trước khi trôi tự do, và điều tồi tệ hơn, họ đã rơi xuống nhóm cầm đèn đỏ ở Championship, chỉ xếp trên Wycombe và đứng sau cả Sheffield Wednesday bị trừ 6 điểm vì chỉ số phụ. Cơ hội cho Karanka không còn nhiều khi trận đấu ở Hillsborough tối mai với Wednesday sẽ là cơ hội cuối cho Aitor Karanka để ông cứu lấy chính mình.

Để đặt tỷ lệ kèo chuẩn cho mỗi trận đấu của Arsenal với tỷ lệ ăn thưởng cao, hãy truy cập ngay Kèo Chuẩn TV.

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.