Luật Home Grow là 1 đạo luật được áp dụng rộng rãi với bóng đá Anh. Vậy có nên áp dụng với bóng đá Việt Nam.

Đề xuất luật Home Grow áp dụng cho bóng đá Việt Nam

Thời kỳ 2005-2011 là thời kỳ đỉnh cao của các CLB đến từ giải Ngoại Hạng Anh. Thời đó, Ngoại Hạng Anh nằm dưới sự thống trị của nhóm Tứ Đại Gia( Arsenal, Man Utd, Liverpool, Chelsea), thêm nữa tại UCL thì mỗi năm đều xuất hiện từ 2-3 đại diện của Anh tại Bán kết và năm nào CLB của Anh cũng xuất hiện trong trận chung kết.

Thế nhưng, trái ngược với sự phát triển của EPL chính là sự ảm đạm của Tam Sư tại sân chơi châu lục và quốc tế khi họ không qua được vòng loại EURO 2008 và bị loại sớm tại World Cup 2006 cũng như World Cup 2010, số lượng cầu thủ Anh tài năng ngày càng ít đi. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì với cái tủ đựng tiền khổng lồ, các CLB ở EPL có thể dễ dàng mua các siêu sao ngoại quốc, điều này khiến cho sân chơi của cầu thủ Anh bị hẹp đi đáng kể. Để khuyến khích các CLB đào tạo trẻ cũng như tạo sân chơi và tìm thêm tài năng cho Bóng đá Anh, FA đã ban hành luật Homegrown, có thể hiểu là luật “Cây nhà lá vườn”, có thể được tóm tắt như sau:

Sẽ thế nào nếu Việt Nam áp dụng luật Home Grow như bóng đá Anh
Sẽ thế nào nếu Việt Nam áp dụng luật Home Grow như bóng đá Anh

Đối với cầu thủ trên 21 tuổi: Chỉ được đăng ký tối đa 25 cầu thủ, trong đó ít nhất phải có 8 cầu thủ thuộc dạng Homegrown ( tức những cầu thủ thuộc biên chế một CLB bất kỳ ở Anh trong tối thiểu 3 năm trước khi đủ 21 tuổi), khi thi đấu Châu Âu thì UEFA yêu cầu phải có ít nhất 4 cầu thủ Homegrown được đào tạo tại chính CLB đó. Nếu không đủ số, danh sách đăng ký sẽ bị giảm đi

Đối với cầu thủ dưới 21 tuổi: Có thể đăng ký với số lượng không giới hạn.

Điều này đã góp phần tạo ra một thế hệ gồm những tài năng trẻ sáng giá cho bóng đá Anh, tuy nhiên nó cũng góp phần thổi giá cầu thủ Anh lên cao hơn so với giá trị thực, nhiều CLB mua cầu thủ Anh đơn thuần chỉ để đối phó với FA hơn là vì chuyên môn.

Vì bóng đá Việt Nam khác so với bóng đá Anh nên áp dụng luật cũng cần phải khác đi. Đây chỉ là ý kiến cá nhân của riêng tôi, anh em có thể thoải mái góp ý để hoàn thiện hơn

1. Đối với cầu thủ từ đủ 21 tuổi trở lên(tính đến ngày hạn chót nộp danh sách đăng ký) : Được đăng ký tối đa 25 cầu thủ, trong đó:

a/ Tối đa 04 cầu thủ nước ngoài bao gồm cả ngoại binh và nhập tịch. Trong đó, cần có ít nhất 01 ngoại binh Châu Á.

b/ Đối với cầu thủ Việt Nam và cả Việt Kiều từ đủ 21 tuổi trở lên thì phải có ít nhất 06 cầu thủ được đào tạo tại chính CLB đó. Nếu không đủ số lượng theo yêu cầu, danh sách đăng ký sẽ bị giảm đi

2. Đối với cầu thủ Việt Nam và Việt Kiều dưới 21 tuổi: Có thể được đăng ký với số lượng không giới hạn.

Có lẽ sáng kiến này chưa chắc đã phù hợp
Có lẽ sáng kiến này chưa chắc đã phù hợp

3. Trường hợp có cầu thủ dưới 21 tuổi mang quốc tịch nước ngoài hoặc cầu thủ nhập tịch dưới 21 tuổi, cầu thủ đó có thể được đăng ký ở danh sách ở điểm a khoản 1 hoặc đăng ký ở danh sách tại khoản 2. Nếu đăng ký theo danh sách ở khoản 2 thì chỉ được đăng ký tối đa 02 cầu thủ.

Thêm nữa để tăng thêm tính hấp dẫn, tôi nghĩ VFF và VPF không nên giới hạn số lượng ngoại binh hay nội binh trong đội hình 11 cầu thủ ra sân.

Để theo dõi hành trình của Thể thao Việt Nam tại Sea Games 32 năm nay, đặt cược chính xác tỷ lệ kèo của U23 Việt Nam hãy truy cập ngay: Kèo Chuẩn TV

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.