Giáo sư không liên quan gì đến chuyện Arsenal trả nợ
HLV Wenger là 1 người quản lý tài chính trong chuyên môn bóng đá rất mát tay, nhưng từ trước đến nay có rất nhiều người hiểu nhầm rằng: GS Wenger “xây được sân vận động” (về mặt tài chính).
Đúng là Giáo sư đem lại lợi ích kinh tế khi Arsenal thắt lưng buộc bụng xây sân, nhưng 1 mình xây sân là không đúng. Thật sự thì Wenger đỡ đần về tài chính ở mặt chuyển nhượng. giúp CLB không phải chi tiêu nhiều mua-bán cầu thủ, chứ đúng ra, Arsenal không trả nợ được từ chuyển nhượng chỉ bằng bán cầu thủ theo tiêu chí mua rẻ bán đắt.
Số tiền xây Emirates là khoảng gần 400 triệu bảng, và nếu tính mùa Arsenal lãi từ chuyển nhượng lớn nhất là 30 triệu bảng, thì Arsenal phải mất ít nhất 13 mùa mới bù được hết, đấy là chưa kể đó là mùa lãi nhất.
Nếu tính thu-chi chuyển nhượng từ mùa 2003/04 làm mốc (Sân Emirates bắt đầu xây từ năm 2004) đến mùa 2012/13, mùa cuối cùng trước khi Arsenal mua bom tấn Ozil (mùa 2013/14) thì:
2003/04: Lỗ 25 triệu bảng
2004/05: Lỗ 7 triệu
2005/06: Lỗ 19 triệu
2006/07: Lỗ 2 triệu
2007/08: Lãi 24 triệu
2008/09: Lỗ 13 triệu
2009/10: Lãi 32 triệu
2010/11: Lỗ 12 triệu
2011/12: Lãi 11 triệu
2012/13: Lãi 9 triệu
Chốt: Giai đoạn 2003/04-2012/13 thu-chi chuyển nhượng lỗ 2 triệu bảng (4 mùa sau đó 2013/14-2016/17 cân bằng thu-chi chuyển nhượng lỗ 33, 82, 21 và 87 triệu bảng). Vậy thì Arsenal trả nợ bằng cách nào?
Arsenal kinh doanh thương mại hàng năm có lãi giả dần được số nợ và lãi suất.Ngoài ra còn 1 khoản rất quan trọng, đó là tổ hợp khu chung cư Highbury Square và Queensland Hornsey Road Arsenal đã bỏ 150 triệu bảng ra xây dựng trên nền Highbury cũ. Với doanh thu khoảng 300 triệu bảng và trừ đi chi phí xây dựng thì lãi 150 triệu bảng.
Vì vậy, Arsenal trả hết nợ xây sân trước thời hạn, và điều hài lòng nhất của CLB giai đoạn này chính là việc CLB không phải chi nhiều tiền cho chuyển nhượng mà chỉ phải tập trung trả nợ.
Theo dõi các trận đấu của Arsenal, cập nhật tỷ lệ kèo ăn thưởng cao tại Keochuan TV.