Á vẫn hợp với cầu thủ Việt hơn Âu.
Nói hơi phũ nhưng thực tế: cầu thủ Việt Nam nên đá ở những giải của Nhật Bản và Hàn Quốc, thậm chí K-League 2 hay J-League 2 rồi cố gắng mà leo lên K1 hoặc J1. Với cầu thủ Việt Nam hiện tại, châu Âu là rất khó khăn. Nếu có sang châu Âu thì cố gắng thử sức ở những giải đấu của các nước có thứ hạng thấp tại châu Âu, đây cũng là hướng đi của các cầu thủ Uzbekistan.
Châu Âu không dễ ăn như người hâm mộ tưởng. Hàng năm bóng đá châu Âu đón lượng lớn cầu thủ chuyển đến từ Nam Mỹ, Bắc Trung Mỹ và Caribe, châu Phi và cả châu Á nữa. Ông nào cũng có giấc mơ lập nghiệp tại châu Âu.
Có thể nói, sự cạnh tranh ở châu Âu là rất quyết liệt. Thái Lan hướng đi của họ đã rõ ràng, đó là cố gắng xuất khẩu cầu thủ sang Nhật Bản và tới giờ họ mới chỉ có 2 người thành công ở đó là Chanathip và Bunmathan, trong khi Supachok mới gây ấn tượng bước đầu. Nhìn lại mỗi 3 ông, chứng tỏ J1 League cực khó luôn.
Cầu thủ Việt Nam có nhược điểm là khả năng thích nghi kém khi sang môi trường nước ngoài. Hơn nữa cầu thủ Việt Nam xuất phát từ vùng trũng bóng đá, đa số có thể hình, thể lực thấp hơn so với mặt bằng chung ở châu Âu, vì vậy rất khó mà cạnh tranh được.
Cần phải có 1 ý chí khủng khiếp mới có thể cạnh tranh ở châu Âu được, bởi phải cạnh tranh với các cầu thủ nội và cả những cầu thủ ngoại khác.
Bỏ ngoài tai những lời tung hô, tán tụng của truyền thông, cần phải có cái nhìn rõ hơn về chuyện xuất ngoại.
Hơn nữa với chuyện xuất ngoại, cũng ko nên khắt khe quả hợp đồng thương mai. Nếu không có 2 từ thương mại ở sau, rất khó để các CLB khác tìm tới khu vực vùng trũng bóng đá. Mục tiêu đầu tiên của họ chính là: Tiền đâu (mở rộng thị trường, marketing…).
Một số ý kiến của các cổ động viên về vấn đề xuất ngoại của các ngôi sao bóng đá Việt:
“Hợp lý, hiện giờ cầu thủ Việt Nam không đủ trình đá ở châu Âu. Ít nhất phải có vài người đá được ở Nhật hay Hàn đã.”- bạn Huy Lê cho hay.
“Thể hình, thể trạng và cả kỹ thuật…mà nói thật cái quan trọng nhất khi bước ra khỏi nhà thì không nên ảo tưởng, cho dù đến Nhật, Hàn thì bắt đầu ở giải hạng 2 để có cơ hội ra sân thường xuyên rồi tìm cơ hội leo lên J1, K1.”- Trần Tiger chia sẻ.
“Mấy nền bóng đá cầu thủ mình xuất ngoại sang đều có vị trí cao, nên cầu thủ Việt Nam sang đó cứ xác định 5 ăn 5 thua thôi các bác. Có xuất ngoại nội trong khu ASEAN thì mình còn ngon một tí, Thái hay Mã chẳng hạn.” – Nguyễn Danh Giang cảm nhận.
Hãy thường xuyên theo dõi soikeo bong da hành trình của HLV Troussier và đội tuyển U23 Việt Nam trong năm 2023.