Chỉ cần xem 1-2 trận pre-season thì bản thân mình cũng đủ sức nhận ra đội bóng này còn quá nhiều vấn đề, chứ chẳng hào nhoáng như cái cách người ta hô hào về họ trong giai đoạn tiền mùa giải. Đống vấn đề này là di chứng kéo dài từ tận mùa trước, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể xếp đống nguyên nhân này thành 1 chuỗi, như 1 dãy domino liên tiếp bị kéo đổ.
Như cái cách Jose Mourinho từng nói về “Football Heritage” trong khoảng thời gian còn tại vị tại Old Trafford, khi đó HLV người Bồ liên tiếp kể tên những cái tên có thâm niên gắn bó lâu năm tại Man City, nói lên level trình độ của họ, cũng như ví họ như 1 khoảng đầu tư thành công từ quá khứ của City. Trong khi đó nhìn về MU, họ có ai, ai đã ra đi vào mùa hè, số người chơi thật sự tốt ở mùa trước, cũng như hiện tại họ đang có những ai gắn bó đủ lâu và đủ thành công tại CLB trong 1 khoảng thời gian đủ dài.
Nhắc lại về Mourinho là để khắc họa lên 1 bức tranh toàn cảnh về mớ bòng bong mà MU luôn phải đối mặt trong suốt nhiều năm đã qua kể từ khi Sir Alex nghỉ hưu. 1 vòng lặp luẩn quẩn, không hồi kết, 1 chuỗi vấn đề đi từ thượng tầng đến sâu trong tận những ngóc ngách của phòng thay đồ.
Tóm gọn cho dễ hiểu thì chuỗi vấn đề đó là gì: thành tích sa sút thời hậu Sir Alex- Phải thay HLV- HLV mới đến, sẽ luôn có 2 đầu việc khổng lồ chờ họ trước mắt, một là bổ sung người mới phù hợp triết lý, 2 là thải dần những cái tên không còn phù hợp. Rồi Mua người mới thì không có kế hoạch mua để làm gì, vì không có lối chơi nhất quán (mướn HLV mỗi người 1 phong cách khác nhau), chất lượng người được mua về cũng không được đảm bảo vì khả năng hoạch định việc Scout cầu thủ quá tệ hại, mà lại được hưởng mức lương trên trời, trong khi những tàn dư từ thời HLV trước thì vẫn còn tồn tại ở đó, thậm chí ngày một nhiều hơn. Lâu dần nó khiến MU trở thành 1 CLB mua khó mà bán cũng khó, phải trả tiền rất nhiều cho 1 cầu thủ tầm trung (nhưng tưởng mình tầm cao), để rồi phải trả cho họ những mức lương trên trời, rồi khi cần bán cầu thủ đó đi thì lại bán không được vì chẳng ai chịu trả lương cao cho 1 ông nhõi tầm trung → Để rồi các ông chủ phía trên, những kẻ vốn chỉ muốn bòn rút, đầu tư vô tội vạ, không hoạch định, lại càng tỏ ra rối nùi hơn trong bước đi tiếp theo của mình. Nếu đi sâu hơn 1 chút nữa từ khúc này, câu chuyện sẽ như 1 vòng tròn luẩn quẩn, quay ngược lại cái ngọn là HLV không đủ sự lựa chọn ưng ý, bắt buộc phải dùng mãi một đội hình, cầu thủ giỏi thì kiệt quệ, trong khi chả ai đủ khả năng thay thế. Mà đã xuống sức thì kết quả sân cỏ sẽ giảm sút, tinh thần xuống dốc, màn trình diễn sẽ lại cứ thế đi xuống, sau cùng lại đuổi HLV, lặp lại vòng luẩn quẩn từ đầu.
Mình nói về 1 cái chuỗi vấn đề của MU, nhưng lại bắt đầu từ cái “ngọn” là thành tích CLB, để giờ mang qua so sánh với cái cách Man City làm bóng đá suốt 1 thập kỷ đã qua, để thấy rõ được yếu tố “Football Heritage” mà Mourinho vẫn luôn đề cập đến trong quá khứ được Man City thực hiện nhất quán như thế nào. Tất nhiên việc bổ nhiệm HLV của Man City hay bất kỳ đội bóng nào khác thì cũng phải phụ thuộc vào thành tích và những giá trị mà vị HLV đó mang lại cho đội bóng. Tuy vậy thì cái cách Man City xây dựng di sản bóng đá tại CLB tỏ ra nhất quán và bài bản hơn United rất nhiều.
Trước tiên, phải kể đến cách City hoạch định mô hình xây dựng CLB, khi từ tận gần chục năm về trước, họ đã nói thẳng mô hình họ muốn đi theo, cách chơi họ muốn hướng tới, sẽ mô phỏng theo Barcelona, những kẻ giỏi nhất vào thời điểm đó. Họ mang về Txiki Begiristain (cựu Giám đốc thể thao Barca) và Ferran Soriano (cựu giám đốc tài chính, cũng của Barca). Sau đó họ xây dựng từ đội trẻ, cơ sở vật chất, giáo án huấn luyện,… tất tần tật đều hướng về mô hình của Barca lúc bấy giờ. Tất nhiên là không sao chép hoàn toàn, nhưng phần lớn là như vậy. Thậm chí ngay cả các đời HLV tiền nhiệm của Pep: Mancini, hay Pellegrini, cũng đều áp dụng 1 lối chơi kiểm soát, đập nhả, ban bật, như 1 bản lite của Pep, và những cầu thủ được đưa về cũng hòng xoay quanh và phục vụ cho lối chơi riêng biệt đó của CLB.
Thế nên khi Pep được đưa về, bên cạnh những sự mới mẻ và cải tiến vượt bậc mà vị HLV này mang lại cho Man City, chúng ta cũng cần phải nhìn vào dàn hảo thủ, những “Heritage” mà ông ta nhận được tại đội bóng, từ D.Silva, Fernandinho, Aguero, KDB,… Đó là những cái tên của “chế độ cũ”, nhưng vẫn cực kỳ hữu dụng dưới tay Pep, những “Heritage” đúng nghĩa, với mức lương cực kỳ xứng đáng đến từng xu.
Quay lại với MU hiện tại, chúng ta có những “di sản” gì? Bao nhiêu cầu thủ được đưa về từ “chế độ” trước, còn thật sự hữu dụng, chí ít là có phong độ ổn định ở thời điểm hiện tại. Bao nhiêu cái tên trong đội hình MU hiện tại thực sự theo kịp nhịp độ trận đấu đêm qua thôi, chứ chưa nói đến việc đủ tư cách được Pep tuyển chọn vào đội hình của ông tại MC. Nếu xem sơ bộ, cái tên duy nhất đủ sức đứng vững trước Man City đêm qua chắc có mỗi thủ thành Onana Mà bóng đá 11 người, mình ông thủ môn đủ sức bay lượn trong khi 10 cái tên còn lại bị quay như 1 đám nghiệp dư, thì chưa cần xem thôi cũng đã biết đội bóng sẽ thua đậm.
Thế nên gút lại câu chuyện ở đây, vấn đề mà MU luôn gặp phải tưởng nó nhiều, nhưng thực tế nó đi theo 1 chuỗi, mà tới giờ họ vẫn chưa biết cách giải quyết, cũng như phần nào chả muốn giải quyết (chủ như Glazers thì giải quyết kiểu gì). Cũng chính từ cái chuỗi kể trên, nên chúng ta mới luôn phải chứng kiến 1 MU lúc sung sức và lên tinh thần, thì hoàn toàn có thể đá 1 cách sòng phẳng với bất cứ đối thủ nào, kể cả MC. Nhưng khi rơi vào trạng thái tâm lý kém đi, thể lực yếu đi, thì hoàn toàn có thể phơi áo 1 trận đậm đà. Họ thăng hoa được trước MC vài trận ít ỏi, thực tế là từ tinh thần lên cao và thể lực còn sung mãn, chứ nói về trình độ, thì cầu thủ MU hiện tại chưa bao giờ leo đến sát đít, chứ huống hồ đến san bằng và vượt qua Man City trên sân cỏ. Mà với cái đà này, với cách phát triển này, cách hoạch định và tương lai giới chủ như này, viễn cảnh Fan MU tiếp tục nằm trong hang thêm 10 năm nữa là hoàn toàn hiện hữu ngay trước mắt, mà không biết đến bao giờ mới được thoát ra.
Chúng tôi đem đến cho bạn san choi soikeo công bằng, tỷ lệ ăn thưởng siêu cao.