Bi kịch của 1 nền bóng đá
Đối đầu nhau ở giải U17 Quốc gia, nhưng hai đội U17 của Huế và Hà Tĩnh lại bất ngờ khiêu khích nhau. Các em không lo đá bóng mà lại đáp trả nhau bằng những hành động thiếu tinh thần Fair-Play. Giọt nước đã thực sự tràn ly khi cả hai bên lao vào múc nhau mặc cho huấn luyện viên của cả hai đã can ngăn, phải nói rằng các cầu thủ trẻ này thiếu giáo dục trầm trọng ở tinh thần đạo đức sân cỏ.
Vụ việc đáng tiếc xảy ra một lần nữa trở thành hồi chuông cảnh báo cho những giải đấu trẻ mà VFF tổ chức. Năm nào cũng diễn ra những hình ảnh không đẹp của bóng đá trẻ Việt Nam. Năm 2020 thì U19 Đồng Tháp có 20 cầu thủ cá độ và bị xử lý theo pháp luật.
Đến năm 2022 thì cầu thủ Thành Đạt (U15 PVF) đạp lên người Tấn Minh (U15 SLNA) để trả đũa. Hành vi thể thao này thậm chí còn được tiếp sóng truyền hình khiến ai theo dõi cũng bị sởn gai ốc.
Còn nhớ năm 2019, đội trưởng U17 Hà Nội- Nguyễn Đức Anh thực hiện hành vi đấm vào mặt một cầu thủ U17 Trung Quốc ở giải giao hữu U17 Quốc tế. Hành vi này sau đó đã bị lên án, truyền thông khu vực cảm thấy xấu hổ thay cho Việt Nam.
Trong quá khứ còn có những sự vụ gây sốc hơn rất nhiều. Chẳng hạn như Vũ Tiến Long của đội U15 Hà Nội bị HLV đội U15 Thanh Hóa cắt gân chân. Hay HLV đội U15 Kiên Giang bị phản ánh về hành vi xấu:”Chỉ đạo học trò đá gãy chân đối thủ”.
Sân chơi trẻ là yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của cả một nền bóng đá. Các huấn luyện viên trước khi muốn chuyên môn tốt càn giáo dục đạo đức cho các cầu thủ, đừng để họ bất chấp sử dụng một lối đá xấu xí, bất chấp để giành kết quả.
Kèo Chuẩn TV cập nhật đến bạn tất cả những thông tin chuẩn chỉ các trận tỷ lệ kèo ăn cao mỗi ngày.