Trong khi chỉ có Bình Định và Bình Dương từ vòng 4 đến hiện tại luôn cùng Nam Định đứng trong top 5 thì những đội đã từng ở những vị trí cao này đang cho thấy sự đi xuống về mặt phong độ, mà ở đây chính là 2 đội đã ẵm 2 cúp quốc nội mùa trước là Công An Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa. Trong khi đây là lần thứ 2 đội bóng ngành Công an tụt xuống giữa bảng khi thay tướng liên tục, thì đội bóng của Velizar Popov có một mạch 7 trận không thắng liên tục vắt từ cuối lượt đi đến giữa lượt về (5 thua, 2 hòa), sau đó cũng có thắng thêm 2 trận nữa trước khi lại hòa và thua ở 3 trận gần nhất.
Hệ quả là giờ đây đội bóng xứ Thanh đang chỉ hơn Sông Lam Nghệ An và LP Bank HAGL 4 điểm cùng với việc đã trở thành đội lủng nhiều bàn thứ 3 mùa này. Việc mất đi chốt chặn Gustavo Santos đã khiến nhà vô địch Cúp QG mùa trước mất đi sự chắc chắn ở hàng phòng ngự khi đã để lọt lưới đến 23 bàn từ sau khi trung vệ người Brazil thông báo nghỉ hết mùa, farm nhanh từ việc là đội lủng ít trái nhất đến con số báo động ở trên, bình quân 2 trận 1 bàn. Nếu không kịp cải thiện phong độ ở 4 trận cuối, kí ức về mùa giải 2019 sẽ lại tái hiện với Rimario và các đồng đội.
Sự đi xuống của đội này là sự thăng hoa của đội còn lại, những Hà Nội, Hải Phòng hay Thể Công – Viettel đã tận dụng điều này để âm thầm leo lên top đua huy chương. Nói về Hải Phòng trước thì đội quân của HLV Chu Đình Nghiêm đã có mạch bất bại ấn tượng sau khởi đầu phập phù, 11 trận trước khi để thua trận ngày hôm qua. Một đội hình với những cầu thủ không quá nổi danh nhưng lại ăn khớp với hệ thống 4-1-4-1 đã giúp đội chủ sân Lạch Tray leo từ hạng 10 lên hạng 6 và vẫn còn cơ hội để giành vị trí huy chương chung cuộc. Về 2 đội bóng thủ đô còn lại, nói vui thì trong cuộc đua giành Hàng Đẫy về phần mình, cả HNFC và TCVT đang giành phần thắng với sự thay đổi kịp thời.
Sau khi thua đội bóng áo lính thì nửa tím thủ đô đã có mạch 5 trận bất bại (4 trận thắng liên tiếp – lần đầu có chuỗi thắng dài như vậy trong mùa). Còn với nhà vô địch mùa 2020, có vẻ HLV Nguyễn Đức Thắng cũng giống người đồng nghiệp Daiki đã định hình được lối chơi, với bước ngoặt là trận thắng CAHN ở vòng 13 khi cựu cầu thủ Thể Công đã switch sang hệ thống 3 trung vệ, sơ đồ mà chiến lược gia này đã từng sử dụng ở Sài Gòn và Bình Định trước đây.
Có lẽ bất ngờ và thú vị hơn cả là Thành Phố Hồ Chí Minh của HLV Phùng Thanh Phương. Cũng giống Hà Nội, đội bóng thành phố mang tên Bác cũng vừa có lần đầu tiên đạt chuỗi thắng hơn 2 trận mùa này. Chơi biết mình biết ta với một đội hình không quá chất lượng như giai đoạn 2019-2021, nhưng đến lúc này đội chủ sân Thống Nhất đang dần trở thành đối thủ khó chịu với mọi đội bóng tại V.League. Và biết đâu được, Á quân 2019 lại có thể kết thúc mùa giải này ở top trên thì sao?
Về nhóm dưới, cả 2 đội hàng xóm là Sông Lam Nghệ An và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cũng đã có những giai đoạn lên đến giữa bảng, nhưng một đội thì đi xuống do đội hình toàn những sao trẻ thiếu kinh nghiệm, đội kia tụt dốc sau những lùm xùm bên ngoài, họ phải chật vật để né vị trí phải đá tranh đua với Á quân giải Hạng Nhất. Trong khi với đội bóng Phố Núi, cũng là với chuỗi trận bất bại nhưng chỉ toàn là hòa, vị trí cao nhất mà Đinh Thanh Bình và các đồng đội chạm đến cũng chỉ là No.9, lịch thi đấu cũng không ủng hộ thầy trò Vũ Tiến Thành cho lắm khi 3/4 đối thủ… à thôi cứ liệt nốt ông thứ 4 vào thì đều còn cơ hội đua top 3, xem ra..
Còn cái tên Quảng Nam, bản thân mình cũng xếp đội bóng xứ Quảng vào chung với HCMC, nhưng do 2 trận thua gần nhất, nhà vô địch HNQG 2023 đã rơi xuống hạng 12, và cũng chưa chắc đã an toàn. Đúng là Quảng Nam đã có giai đoạn leo lên hẳn top 6 với lối chơi phòng ngự phản công khó chịu (thắng cả TCVT, HPFC, CAHN) nhưng phong độ cũng không ổn định đã đẩy thầy trò Văn Sỹ Sơn vào cuộc đua phải né vé Play-off.
Nhìn chung, việc V.League ngắt quãng nghỉ quá nhiều và dài, rồi lại đá dồn lịch là nguyên nhân chính khiến các đội thay đổi vị trí liên xoành xoạch như vậy. Quả không hổ danh giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh.
Cùng du doan nha cai các trận đấu hot nhất trong ngày để ăn thưởng đổi đời.