Nhiều người lo ngại việc Bruno-Mount dẫm chân nhau vì không gian thi đấu có sự tương đồng. Tuy nhiên nếu thi đấu trong 1 hệ thống không mặc định cầu thủ nào phải gánh team, thì điều đó sẽ rất khó xảy ra.

Nhiều người lo ngại việc Bruno-Mount dẫm chân nhau vì không gian thi đấu có sự tương đồng. Tuy nhiên nếu thi đấu trong 1 hệ thống không mặc định cầu thủ nào phải gánh team, thì điều đó sẽ rất khó xảy ra.

Đầu tiên, tính trong mùa giải 20/21: Mùa giải Bruno lập kỷ lục về G/A còn Mount vô địch C1 với Chelsea, phải khẳng định rõ việc đúng là Mount ở Chelsea và Bruno thời Ole có không gian thi đấu ở nửa sân đối phương khá trùng hợp. Tuy nhiên với workrate cực kỳ kinh khủng cùng việc mặc định là số 10 của MU nên heatmap của Bruno có xu hướng dày đặc hơn ở trung tâm 1 chút (Hình dưới).

Thế nhưng sau mùa giải đó, mỗi người có 1 cách phát triển hoàn toàn khác nhau. Bruno tiếp tục duy trì giữ phong cách thi đấu đó, còn Mount xu hướng dạt cánh nhiều hơn.

Tại sao lại lấy thời Ole làm ví dụ, bởi khi đó Bruno được Fred và McTom hầu hoàn toàn ở khu vực 1/3 đầu sân nên anh rất ít khi phải lùi sâu làm bóng. Tuy nhiên điều này đã thay đổi hoàn toàn khi Ten Hag tới.

NHM MU đã quá quen với việc Ten Hag bắt Bruno lùi sâu làm bóng trong mùa giải trước. Điều này tận dụng khả năng chuyền cực tốt của anh Bủ nhưng điểm yếu rê bóng khiến Bruno gặp khó, tuy nhiên Ten Hag vẫn phải sử dụng vì khi Fred, McTom trồi sụt 2-3 năm nay thì Bruno là phương án duy nhất.

Mùa giải này chứng kiến Ten Hag mua Mount về để làm điều đó thay cho Bruno. Mình đã từng có bài nói về việc Mount-Amrabat-Case có khả năng lùi về làm 3 back và thi đấu rất nhịp nhàng trong trận gặp CP ở Carabao Cup. Chính Ten Hag đang quy hoạch Mount sẽ làm nhiệm vụ chính ở 2/3 đầu sân với điểm mạnh xoay sở trong không gian hẹp rất tốt của mình cùng tư duy tịnh tiến bóng đã có sẵn. Ngược lại Bruno sẽ đảm nhận 2/3 cuối sân và điều này thể hiện rất rõ trong những trận gần đây dù cả 2 không đá chính cùng nhau.

Vậy nếu trùng ở đây thì sẽ trùng vào khu vực 1/3 giữa sân.

Nếu tính khu vực 1/3 giữa sân lúc phòng ngự thì càng đông cầu thủ ở đây càng tốt, Mount và Bruno sẽ thay nhau pressing, người còn lại sẽ cover khoảng không gian bị bỏ lại.

Còn nếu là 1/3 giữa sân trong trạng thái tấn công thì khác. Tại sao mình nói “Nếu không thi đấu trong hệ thống mặc định 1 cầu thủ gánh team hay còn gọi là One Man Army (OMA) thì chuyện dẫm chân sẽ không xảy ra”?

Thứ nhất, hệ thống OMA có nghĩa là chỉ tận dụng điểm mạnh duy nhất của 1 cầu thủ để tạo đột biến, thứ mà bọn anti thường dùng để dè bỉu về lối chơi “risky pass” của Bruno. Thế nhưng với hình ảnh dưới, rõ ràng là Ten Hag biết và tận dụng chính xác điểm mạnh của từng cầu thủ.

Bruno chuyền đột biến tốt, Dalot biết thi đấu kiểu hậu vệ bó trong (Inverted full back) xâm nhập vòng cấm và Mount có khả năng dạt cánh (dạt vừa phải ở hành lang trong thôi chứ không phải dạt biên hoàn toàn như chubedan nào đó nói). Khác biệt ở đây sẽ là Mount xử lý bóng tốt hơn Bruno vì vị trí của Mount cần 1 cầu thủ giữ bóng tốt để tránh lập bập.

Một tình huống không hề dẫm chân nhau của Bruno và Mount
Một tình huống không hề dẫm chân nhau của Bruno và Mount

Với 1 tình huống cơ bản như hình trên này, việc dẫm chân là hoàn toàn không xảy ra. Chúng ta sẽ chia tình huống này thành 3 vệ tinh chính.

1. Cầu thủ làm bóng: Bruno.

2. Cầu thủ khai thác không gian bên cánh: Mount.

3. Cầu thủ xâm nhập vòng cấm: Dalot.

Vai trò được phân bố rất rất rõ ràng giữa 3 cái tên Bruno-Mount-Dalot.

Tuy nhiên điều đặc biệt ở đây chính là khả năng thay thế vai trò của nhau, y hệt như cách MU xây dựng 3 back khi Case-Amrabat-Mount đều có thể thay phiên nhau 1 người lùi về và 2 người dâng lên 1 cách nhịp nhàng. Điều này đã từng xảy ra khi build-up tuyến dưới thì không có lý do nào không thể xảy ra nếu đội trong trạng thái tấn công.

Khi đó, Mount hoàn toàn có thể thay thế vai trò của Bruno, Dalot sẽ thay thế vai trò của Mount còn Bruno sẽ thay thế vai trò của Dalot. Xong chuyện, dẫm chân chỗ nào? Mặc dù hình đang diễn tả tình huống tấn công 1/3 cuối sân, thế nhưng trạng thái tấn công khi 1/3 giữa sân và cuối sân gần như giống nhau, khác biệt chỉ ở chỗ đầu ra tình huống là 1 pha hãm thành nếu là 1/3 giữa sân và 1 tình huống dứt điểm nếu là 1/3 cuối sân thôi.

Tương tự nếu là Antony, cậu có thể đóng vai trò của cả Dalot và cả Mount. Casemiro, Amrabat có thể đóng vai trò của Bruno và Rashford sẽ đóng vai trò của Dalot, Mount.

Đó là cách một hệ thống mà tất cả cầu thủ đều hiểu lối chơi của nhau và nhịp nhàng vận hành mọi thứ.

Xem ngay soikeo truc tiep để dinh về các phần thưởng từ Keochuan TV. 

Tác giả: Đỗ Bằng Quý

Giới thiệu: Đỗ Bằng Quý là một nhà bóng thể thao, bóng đá rất được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, anh còn nổi bậc khi tác nghiệp tại các giải bóng đá lớn, các sự kiện thể thao hàng đầu khi được tổ chức.