Mình có thấy một số bạn tham chiếu tình hình tài chính chuyển nhượng của Arsenal với các CLB như Chelsea hay MU và đưa đến lập luận rằng “nếu muốn sẽ tìm được cách để “lách” luật Công bằng tài chính (FFP)”.
Thực tế thì lập luận này không hoàn toàn sai vì như chúng ta vẫn thấy trong đời sống bóng đá, việc lách luật từ CLB này hay CLB khác là hoàn toàn có, chỉ có điều mọi người cần hiểu, vốn dĩ BLĐ Arsenal đã “lách luật” rất nhiều để tìm cách giúp CLB chi tiêu gần và điều này gần như đã đến cực hạn.
Arsenal là CLB đã 7 năm không được dự UEFA Champions League (C1) nhưng họ vẫn chi ròng ra hơn £700m trong 7 năm qua và với 1 không được dự C1 trong 7 năm, đây là mức chi tiêu không tưởng.
Như mọi người đã biết, khoảng tiền kiếm được của 1 CLB vượt qua vòng bảng C1 nó lớn hơn rất nhiều so với ngay cả việc vô địch C2. Mức doanh thu của Arsenal ở mùa giải 2022/2023 thậm chí còn thấp hơn Spurs, đơn giản vì Spurs được dự C1. BLĐ Arsenal đã dùng rất nhiều các phương pháp tài chính để giúp cho CLB được phép chi tiêu, một trong những phương pháp đó là việc thanh toán các HĐ chuyển nhượng cuốn chiếu theo các kỳ.
Ví dụ như Gabriel Magalhaes chuyển đến từ Lille năm 2019 với mức phí £27m, nhưng Arsenal chỉ mới thanh toán hết số tiền chuyển nhượng này vào mùa hè 2023 vừa rồi. Sau Magalhães, có khoảng 20 cầu thủ đã chuyển tới và gần như chắc chắn, rất nhiều các HĐ trong số này vẫn chưa được thanh toán đầy đủ, đó chưa kể những HĐ trước đó, điển hình là £72m trong 5 kỳ của Nicholas Pepe
Fan phổ thông luôn có suy nghĩ theo kiểu mua xong là thôi nhưng thực tế không phải như vậy, vẫn có rất nhiều các khoản chi cuốn chiếu theo năm phải được thanh toán theo các kỳ, và điều này tạo nên áp lực chi tiêu ở các năm tiếp theo. Tình huống của Arsenal mới chỉ được giải quyết phần nào vào năm nay khi họ được đá ở C1 và vượt qua vòng bảng, nhưng nó không thể giải quyết một sớm một chiều khoảng chi hơn £700m cho 7 năm không được đá ở C1, đó là châ kể Arsenal đã báo lỗ 3 năm liên tiếp.
Ngay cả khi UEFA đã nâng mức chi tiêu được phép của CLB lên mức 70% doanh thu và được phép lỗ ~£51m nhưng chắc chắn nó vẫn chưa thấm vào đâu cho khoản chi tiêu của Arsenal trong 7 năm không được dự C1 vì khoản thu tiền thưởng từ C1 nó là doanh thu từ thành tích và nó là mức doanh thu ròng, được lấy làm thước đo chính cho tình hình tài chính mỗi đội.
Vì vậy về mặt sổ sách chi tiêu rõ ràng Arsenal không thể rộng rãi được như Chelsea hoặc MU. Chelsea dù thi đấu không tốt nhưng họ vẫn vào được đến tứ kết mùa giải năm trước và vô địch cách đây 3 năm nên khoảng chống chi tiêu của họ rất nhiều, đó là chưa kể đến phương pháp ký hợp đồng dài giúp giảm khấu hao chi tiêu. MU, Liver, hay Spurs cũng vậy, họ vẫn được dự C1 trong những năm qua nên khoảng chi tiêu cũng rộng rãi hơn Arsenal.
Tóm lại là trong tương lai gần khoảng 1-2 kỳ chuyển nhượng, Arsenal vẫn sẽ có những ràng buộc trong chi tiêu đề bù lại 7 năm không được dự C1, nhưng dù gì thì BLĐ Arsenal cũng cho thấy quyết tâm đầu tư vào đội bóng, đó là điều tốt rồi. Vấn đề bây giờ chỉ còn là các rào cản pháp lý để chi tiêu chứ không phải là ngân sách để chi.
“Lách” luật thì bản chất nó vẫn là “lách” và đến một thời điểm cũng phải bù vào khoảng “lách” này thôi, hiện Arsenal đang làm điều đó, đến khi sổ sách chi tiêu đủ vững mạnh, mọi người sẽ thấy Arsenal không tiếc tiền cho những hợp đồng trăm triệu bảng đâu, vì vốn dĩ nó đã xảy ra rồi mà.
Truy cập ngay tin soi kèo để dự đoán các tỷ lệ ăn thưởng cao ở các trận đấu của Arsenal.